Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ huynh có thể “chẩn đoán” con có nguy cơ bị dị dứng ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ, dựa vào tiền sử bệnh của bố mẹ.
Tưởng là rối loạn tiêu hóaTrước kia, bé Bin, cậu con trai 8 tháng tuổi của chị Hà Ngọc (ở Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội), phải vào viện nhiều lần vì suy dinh dưỡng do tiêu chảy kéo dài. Bé đã được làm xét nghiệm nhưng không tìm thấy vi khuẩn, virus hoặc nấm trong phân. Nghĩ rằng Bin bị rối loạn tiêu hóa, chị Ngọc cho con uống các loại men tiêu hóa, bổ sung yếu tố vi lượng nhưng đường ruột của Bin vẫn rất yếu.Khi chị đưa con tới khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ tại đây đã làm test (kiểm tra) da cho bé và phát hiện Bin bị dị ứng sữa bò. Sau 2 tuần không sử dụng sữa bò, Bin đã hết tiêu chảy và bắt đầu lên cân.Sau khi ăn bột tôm, da mặt cháu Đức Hiếu, 10 tháng tuổi (Q.Tân Bình, TPHCM), nổi ban đỏ và ngứa, mí mắt phù lên, ho, khàn tiếng. Hiếu được đưa đến viện và các bác sĩ chẩn đoán bé bị mề đay, viêm thanh quản cấp do dị ứng thức ăn.
Trẻ bị dị ứng thức ăn chiếm tỉ lệ khá cao, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. (Ảnh minh họa)
Tiến sĩ Lê Minh Hương, Trưởng khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp (Bệnh viện Nhi Trung ương), cho biết, trẻ bị dị ứng thức ăn chiếm tỉ lệ khá cao, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Trẻ dễ dị ứng với một số thực phẩm như trứng gà, sữa bò, sữa đậu nành, các loại hạt và tôm, cua. Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng là do hệ miễn dịch và đường ruột của trẻ còn yếu, khả năng thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao. Vì thế, khi sử dụng những thức ăn có tính dị nguyên cao thì dễ bị dị ứng.80% trẻ dị ứng nếu bố mẹ mắc bệnhTheo các bác sĩ, nguyên tắc điều trị dị ứng là phát hiện ra nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc, sử dụng các thực phẩm. Ví dụ bé bị dị ứng sữa bò thì không nên tiếp tục cho trẻ ăn sữa và các sản phẩm làm từ sữa bò. Với trẻ bị mề đay, viêm thanh quản cấp sau khi ăn bột tôm, cần dừng ngay việc cho trẻ ăn tôm hoặc các sản phẩm làm từ tôm, vì triệu chứng viêm thanh quản do dị ứng với tôm có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ huynh có thể “chẩn đoán” con có nguy cơ bị dị dứng không ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ, dựa vào tiền sử bệnh của bố mẹ. Nếu bố mẹ cùng mắc các bệnh dị ứng thì khi sinh con, khả năng đứa trẻ bị dị ứng khoảng 80%; nếu chỉ bố hoặc mẹ bị dị ứng thì khả năng trẻ bị dị ứng là 40%. Có 5-15% trẻ có nguy cơ bị ứng ngay cả khi bố và mẹ không bị bệnh.
Mẹ có thể “chẩn đoán” con có nguy cơ bị dị dứng không ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ, dựa vào tiền sử bệnh của bố mẹ. (Ảnh minh họa)
“Dựa vào tiền sử gia đình để xác định nguy cơ dị ứng cho trẻ ngay từ khi mang thai là cần thiết. Nếu xác định trẻ có nguy cơ cao, nên sử dụng các phương pháp phòng ngừa dị ứng sớm qua chế độ ăn như bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu, loại bỏ các dị nguyên thức ăn trong chế độ ăn của mẹ. Khi trẻ ăn dặm, nên cho trẻ làm quen với các loại thức ăn từ từ, mỗi tuần chỉ cho trẻ sử dụng 1-2 loại thức ăn mới để theo dõi và tránh các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: Lòng trắng trứng, lạc, hải sản (tôm, cua, sò điệp khô và tươi). Những thức ăn này nên tập cho trẻ ăn sau khi trẻ được 12 tháng tuổi”, Tiến sĩ Hương khuyến cáo.
Lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ có con bị dị ứng sữa
Chưa có bình luận.