Thứ Sáu, 06/03/2020 | 14:30

Lời hứa rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Việc dạy con giữ lời hứa sẽ giúp con biết tôn trọng người khác, sống có trách nhiệm với lời nói, hành động của mình, điều này cần thiết trong sự phát triển hành thành nhân cách của con trẻ sau này.  Nhưng phải làm sao để dạy trẻ trở thành người có trách nhiệm với lời hứa, lời nói của con.

Trẻ con như tờ giấy trắng bởi vậy những năm tháng đầu đời chúng có trí nhớ tuyệt vời về những gì cha mẹ hứa hẹn. Cha mẹ thường mắc phải lời hứa kiểu cửa miệng như: “hôm nay con ngoan, cuối tuần ba mẹ dẫn đi chơi/mua đồ chơi, chiều mẹ đón sớm”,… nhưng vì một số lí do nào đó nhiều cha mẹ sẽ quên ngay sau đó. Nhưng những lời hứa của ba mẹ lại là động lực để chúng hoàn thành giao hẹn với cha mẹ và háo hức chờ đợi lời hứa được thực hiện. Bởi vậy, khi ba mẹ thất hứa nó không chỉ dừng lại ở những nhõng nhẽo, phụng phịu của con mà lâu dần, nó sẽ hình thành tính cách không tin tưởng vào người khác, bản thân chúng cũng không trân trọng lời hứa.

Cha mẹ dạy trẻ giữ lời hứa như thế nào?

Con trẻ có tư duy rất đơn giản nên bố mẹ đừng suy nghĩ những điều gì quá cao siêu. Để dạy trẻ biết giữ lời hứa điều đầu tiên chính là cha mẹ cần làm gương cho trẻ bởi cha mẹ biết giữ lời hứa với trẻ và giảng giải cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc giữ lời hứa là như thế nào. Chính như vậy,  trẻ mới thực sự là một người biết tôn trọng lời hứa, và có nhân cách tốt hơn trong tương lai.

Để dạy trẻ giữ lời hứa cha mẹ hãy đưa ra tình huống giả định, trẻ ở vị trí là người bị người khác thất hứa với mình trong việc nào đó hỏi trẻ xem sẽ cảm thấy thế nào, người khác bị trẻ thất hứa cũng có cảm giác giống vậy. Khi trẻ nhận ra điều đó, trẻ sẽ biết nghĩ đến người khác trước, trẻ sẽ giữ được lời hứa, trẻ sẽ không làm những điều tổn hại ai.

Trong quá trình dạy dỗ con cái những điều mà cha mẹ thực hiện khi đã hứa với con trẻ cũng rất quan trọng. Bởi khi cha mẹ bày tỏ thái độ ứng xử của cha me về việc  thực hiện lời hứa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc và hành vi của con cái. Do vậy, nếu cha mẹ không giữ lời hứa với trẻ cũng dễ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển tính cách của trẻ, khiến trẻ bất an, hoài nghi và mất lòng tin về gia đình

Một phụ huynh chia sẻ chị đã cảm thái ngại ngùng với người xung quanh khi  con trẻ nói: “Mẹ đừng xạo con, mẹ hứa hoài mà có làm đâu. Hồi đó nói con học giỏi rồi cho về nội thả diều với mấy anh nhà cậu Tư, vậy mà cả hè vẫn bắt con đi học. Năm trước cũng vậy. Con không tin mẹ nữa”.

Những lời hứa kiểu “hứa để rồi quên” của cha mẹ không hiếm trong cuộc sống. Hầu hết các bậc làm cha mẹ đều cho rằng, lời hứa chỉ là lời động viên con trẻ, còn người lớn thực hiện hay không là quyền của người lớn. Nhưng cha mẹ hãy nhớ ở bất cứ trường hợp nào cha mẹ cũng phải chuyên nhất giữa lời nói và việc làm. Khi cha mẹ được tín nhiệm, trẻ sẽ hành động một cách tích cực và trẻ cũng sẽ ứng xử theo khuôn mẫu mà cha mẹ đã thể hiện.

Dạy con giữ lời hứa, có nghĩa là cha mẹ đã dạy trẻ biết tôn trọng người khác, sống có trách nhiệm trong lời nói và hành động của mình đúng với những gì chúng đã nói hay đã hứa. Giữ lời hứa với con trẻ chính là dạy con cách ứng xử và hành động phù hợp giữa lời nói và việc làm, giáo dục cho trẻ thái độ sống, hình thành nhân cách tốt của con trẻ.

Yhocvn.net/TH

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook