Song song với việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng, duy trì tập thể dục hàng ngày không chỉ tốt cho sức khoẻ mà còn giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột. Tuỳ vào độ tuổi, thể trạng mỗi cá nhân sẽ lựa chọn môn thể thao phù hợp, trong đó đi bộ và đạp xe được đại đa số người dân lựa chọn. Theo thời gian, việc duy trì tập luyện đều đặn có tác dụng cải thiện hệ vi sinh đường ruột và một cơ thể khoẻ mạnh.
Hệ vi khuẩn đường ruột vô cùng đa dạng với hơn 1.000 loài vi khuẩn khác nhau và hơn 3 triệu gen. Số lượng vi khuẩn trong quần thể này khoảng hàng chục nghìn tỷ, tương đương với khoảng 1,5 kg. Điều này cho thấy một hệ vi sinh đường ruột có tổng lượng sinh vật gấp nhiều lần so với dân số người trên trái đất.
Hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh khi có số lượng khoảng hơn 500 loài sinh vật cùng tồn tại với tỉ lệ vi khuẩn có lợi (85%) và vi khuẩn gây bệnh (15%). Dù vẫn luôn tồn tại vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột tuy nhiên cơ thể vẫn được bảo vệ an toàn nhờ cơ chế điều hòa miễn dịch. Tế bào miễn dịch tập trung đến hơn 80% tại ruột, vì thế có khả năng bảo vệ và kháng vi khuẩn tốt.
Một nghiên cứu phát hiện tập thể dục có thể thúc đẩy sự phát triển của loài vi khuẩn sản xuất axít béo có tên Butyrate. Axít này thúc đẩy phục hồi thành ruột và giảm viêm, từ đó tăng cường khả năng phòng bệnh viêm ruột và tình trạng đề kháng insulin dẫn tới bệnh tiểu đường.
Sự thay đổi thành phần vi khuẩn trong đường ruột nhờ tập thể dục cũng có thể phòng chống béo phì và cải thiện chức năng chuyển hóa kể cả với người có chế độ tập thể dục vừa phải. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ thực hiện ít nhất 3 giờ vận động nhẹ mỗi tuần như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi… đã gia tăng hàm lượng các vi khuẩn tốt Faecalibacterium prausnitzii, Roseburia hominis và Akkermansia muciniphila so với những người ít vận động. Hai vi khuẩn F. prausitzii và R. hominis có tác dụng làm giảm viêm, trong khi A. muciniphila có liên quan đến chỉ số khối cơ thể (BMI) lành mạnh và cải thiện sức khỏe trao đổi chất tức là có lợi cho sức khỏe tổng thể. Một nghiên cứu khác cũng phát hiện các vận động viên thể thao có thành phần vi khuẩn trong ruột rất khác biệt so với những người ít vận động cùng độ tuổi và giới tính. Cụ thể, họ có hệ vi sinh đa dạng và phong phú hơn, kể cả 3 loài vi khuẩn nói trên.
Các chuyên gia lý giải mặc dù người thích vận động thường có chế độ ăn lành mạnh song những thay đổi về vi khuẩn đường ruột do tập thể dục có thể độc lập với chế độ ăn uống. Tập thể dục thậm chí có thể chống lại một số tác động tiêu cực của chế độ ăn nhiều chất béo, cũng như giúp vi khuẩn tốt A. muciniphila bám vào niêm mạc dạ dày, kích thích cơ thể tiết ra chất nhầy vừa bảo vệ thành dạ dày vừa bảo vệ vi khuẩn không bị cuốn trôi khỏi ruột bởi thức ăn sau tiêu hóa. Ðặc biệt, vi khuẩn A. muciniphila còn có vai trò chống tăng cân do chế độ ăn nhiều chất béo và đảo ngược tình trạng kháng insulin ở chuột.
Các thành phần vi sinh vật trong ruột rất quan trọng với sức khỏe và có thể thay đổi thông qua chế độ ăn uống, thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi. Trên thực tế, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy một số bộ môn thể dục như đi bộ và đạp xe có thể cải thiện thành phần vi khuẩn trong đường ruột, từ đó tác động tích cực đến thể chất lẫn tâm thần. Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia tại Ðại học Lancaster (Anh) đã đưa ra nhận định trên.
Nghiên cứu đã phát hiện tập thể dục có thể thúc đẩy sự phát triển của loài vi khuẩn sản xuất axít béo có tên Butyrate. Axít này thúc đẩy phục hồi thành ruột và giảm viêm, từ đó giúp tăng khả năng phòng bệnh viêm ruột và tình trạng đề kháng insulin dẫn tới bệnh tiểu đường. Đặc biệt, sự thay đổi thành phần vi khuẩn trong đường ruột nhờ tập thể dục cũng có thể phòng chống béo phì và cải thiện chức năng chuyển hóa, kể cả với người có chế độ tập thể dục vừa phải.
Tương tự, một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ thực hiện ít nhất 3 giờ vận động nhẹ mỗi tuần như đi bộ nhanh hoặc bơi giúp gia tăng hàm lượng các vi khuẩn tốt Faecalibacterium prausnitzii, Roseburia hominis và Akkermansia muciniphila so với những người ít vận động. Hai vi khuẩn F. prausitzii và R. hominis làm giảm viêm, trong khi A. muciniphila có liên quan đến chỉ số khối cơ thể (BMI) lành mạnh và cải thiện sức khỏe trao đổi chất, tức là có lợi cho sức khỏe tổng thể.
Một nghiên cứu khác lại phát hiện các vận động viên thể thao có thành phần vi khuẩn trong ruột rất khác biệt so với những người ít vận động với cùng độ tuổi và giới tính do họ có hệ vi sinh đa dạng hơn và phong phú hơn, kể cả 3 loài vi khuẩn đã nêu trên.
Các chuyên gia lý giải mặc dù người thích vận động thường có chế độ ăn lành mạnh, song những thay đổi về vi khuẩn ruột do tập thể dục có thể độc lập với chế độ ăn uống. Tác dụng của việc tập thể dục thậm chí có thể chống lại một số tác động tiêu cực của chế độ ăn nhiều chất béo, cũng như giúp vi khuẩn tốt A. muciniphila bám vào niêm mạc dạ dày, kích thích cơ thể tiết ra chất nhầy vừa bảo vệ thành dạ dày vừa bảo vệ vi khuẩn không bị cuốn trôi khỏi ruột bởi thức ăn sau tiêu hóa. Ðặc biệt, vi khuẩn A. muciniphila còn được phát hiện chống tăng cân do chế độ ăn nhiều chất béo và đảo ngược tình trạng kháng insulin ở chuột.
Được biết các nghiên cứu nhắm vào hệ miễn dịch cũng phát hiện tập thể dục làm giảm các tín hiệu viêm, thúc đẩy môi trường ổn định hơn trong ruột giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh đường ruột. Mới đây, một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh cho thấy những người chạy bộ và người đi xe đạp sản sinh ra nhiều phân tử endocannabinoid tự nhiên trong máu, giúp giảm đau và cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên vẫn chưa đánh giá được những thay đổi này tồn tại trong thời gian ngắn hay dài hạn trong hệ vi sinh đường ruột. Qua đó các chuyên gia khuyến cáo người dân cần duy trì tập luyện các môn thể thao đều đặn sẽ mang lại những lợi ích lâu dài, trong đó đi bộ và đạp xe tuy đơn giản nhưng phù hợp với đại đa số lứa tuổi, giới tính và đạt hiệu quả cao.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Các bài tập thể thao giúp tăng cường hệ miễn dịch
Phục hồi cơ thể sau đi xe đạp: bí quyết giảm chấn thương, giảm căng cơ, bổ xung dinh dưỡng
Giải pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ
Những lợi ích của tập thể dục đối với hệ vi sinh đường ruột
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.