Thứ Tư, 24/01/2024 | 15:43

Trẻ em ở mọi lứa tuổi thỉnh thoảng đều bị đau bụng. Nhưng nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ sơ sinh có thể khác với nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ khi chúng lớn hơn.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em:

1. Táo bón

Táo bón thường được cho là nguyên nhân gây đau bụng. Mặc dù hiếm khi xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng táo bón là nguyên nhân phổ biến gây đau ở trẻ lớn hơn, đặc biệt là ở phần dưới bụng.

Các vấn đề về đường ruột dễ xảy ra hơn khi chế độ ăn của trẻ thiếu nhiều nước, trái cây và rau quả tươi cũng như ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ.

2. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) phổ biến hơn nhiều ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi, đặc biệt là bé gái, so với trẻ sơ sinh. UTI có thể gây đau ở vùng bụng và vùng bàng quang, cũng như đau và rát khi đi tiểu. Trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường đi tiểu với số lượng ít nhưng thường xuyên hơn bình thường, có máu trong nước tiểu và tiểu ướt. Trẻ có thể bị sốt hoặc không.

Nếu trẻ có những triệu chứng này, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa để khám và xét nghiệm nước tiểu. Nếu bị nhiễm trùng tiểu, thuốc kháng sinh có thể loại bỏ cả nhiễm trùng và đau bụng.

3. Viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh nhiễm trùng họng do vi khuẩn Streptococci gây ra, thường xảy ra ở trẻ trên 2 tuổi. Các triệu chứng bao gồm đau họng, sốt và đau bụng. Nguyên nhân là do vi khuẩn nuốt phải có thể gây kích ứng ruột. Trẻ cũng có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn quanh hậu môn. Căn bênh này gây đau bụng, táo bón.

Bác sĩ nhi khoa có thể kiểm tra trẻ xem có loại nhiễm trùng nào không và lấy mẫu dịch phết cổ họng hoặc hậu môn của trẻ để kiểm tra vi khuẩn.

Nếu kết quả dương tính với nhiễm liên cầu khuẩn, trẻ cần được điều trị bằng kháng sinh.

4. Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa rất hiếm gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và hiếm gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Khi một đứa trẻ bị viêm ruột thừa, chúng có thể kêu đau bụng liên tục và đau ở giữa bụng. Sau đó, cơn đau di chuyển xuống và sang bên phải. Trẻ bị viêm ruột thừa thường bỏ ăn, thậm chí sẽ không cảm thấy muốn ăn món ăn yêu thích.

5. Ngộ độc chì

Ngộ độc chì thường xảy ra nhất ở trẻ mới biết đi sống trong những ngôi nhà được xây trước những năm 1960, nơi sử dụng sơn có chứa chì. Nếu chúng ăn phải những mảnh sơn nhỏ trên tường và đồ gỗ, chì sẽ tích tụ trong cơ thể chúng và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ngoài ra, hãy lưu ý đến đồ chơi, bát đĩa hoặc các sản phẩm khác có hàm lượng chì không được chấp nhận. Các triệu chứng ngộ độc chì không chỉ bao gồm đau bụng mà còn táo bón, khó chịu làm trẻ quấy khóc, lờ đờ, buồn ngủ, không chịu đựng được, không muốn chơi, kém ăn và co giật.

6. Dị ứng sữa

Dị ứng sữa là phản ứng với protein trong sữa. Nó có thể gây đau quặn bụng, thường kèm theo nôn mửa, tiêu chảy, có máu trong phân và phát ban trên da. Trẻ em cũng có thể không dung nạp hoặc nhạy cảm với sữa. Điều này có nghĩa là cơ thể trẻ không sản xuất đủ lượng enzyme cần thiết để tiêu hóa đường sữa, gây ra đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy.

7. Rối loạn cảm xúc

Rối loạn cảm xúc ở trẻ em trong độ tuổi đi học đôi khi gây đau bụng tái phát mà không có nguyên nhân rõ ràng nào khác. Mặc dù tình trạng này hiếm khi xảy ra trước 5 tuổi nhưng nó có thể xảy ra với trẻ nhỏ đang bị căng thẳng bất thường.

Cơn đau có xu hướng đến và đi trong khoảng thời gian hơn một tuần và thường liên quan đến hoạt động căng thẳng hoặc khó chịu.

Ngoài ra, không có thêm những báo cáo về triệu chứng khác của tình trạng rối loạn cảm xúc. Cũng có thể vì tiền sử gia đình bị rối loạn cảm xúc mà trẻ cũng mắc phải tình trạng này.

Hãy cố gắng tìm hiểu xem có điều gì khiến trẻ gặp rắc rối ở nhà, ở trường, với anh chị em, họ hàng hoặc bạn bè hay không? Gần đây trẻ có mất đi một người bạn thân hay một con vật cưng nào không? Có thành viên nào trong gia đình qua đời hoặc có sự kiện căng thẳng nào khác như ly hôn hoặc ly thân không? Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc bày tỏ suy nghĩ hoặc cảm xúc, cha mẹ có thể sử dụng đồ chơi hoặc trò chơi để giúp trẻ giải quyết vấn đề. Bác sĩ nhi khoa cũng có thể giới thiệu trẻ đến một nhà trị liệu cho trẻ em, nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ nhi khoa vì trẻ bị đau bụng

May mắn thay, hầu hết các cơn đau bụng đều tự biến mất và không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trẻ tiếp tục kêu đau bụng hoặc tình trạng trở nên trầm trọng hơn trong khoảng thời gian từ ba đến năm giờ, nếu chúng bị sốt, đau họng dữ dội, thay đổi khẩu vị, mức năng lượng không tốt trong khoảng thời gian dài, cha mẹ nên thông báo ngay cho bác sĩ nhi khoa. Những triệu chứng này có thể chỉ ra một rối loạn nghiêm trọng hơn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Rối loạn tiêu hóa: chế độ ăn, thực phẩm tốt cho sức khỏe đường ruột

Đau bụng ở trẻ: dấu hiệu nguy cấp

5 dấu hiệu điển hình trẻ gặp vấn đề tiêu hóa

Mẹo chống căng thẳng khi bị đau quặn bụng cực hay

Yhocvn.net (Lược dịch theo healthychildren)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook