Luôn đặt câu hỏi trong bất cứ giai đoạn nào của cuộc đối thoại là thói quen tư duy tuyệt vời của người Do Thái – những người được xem là thông minh nhất thế giới. Vì sao lại như thế?
Người Do Thái luôn truyền nhau một câu chuyện dân gian: “Có hai tên trộm đột nhập vào một ngôi nhà qua ống khói. Mặt một tên bị đen sì đầy bồ hóng còn tên kia thì mặt mũi vẫn sạch nguyên. Một người Do Thái hỏi người kia: Cậu nghĩ tên nào sẽ đi rửa mặt?
“Tôi đoán chắc tên mặt bẩn”.
“Cậu đưa ra kết luận mà không nghĩ ngợi chút nào. Tên mặt bẩn sẽ nhìn mặt tên đồng phạm của hắn, thấy một khuôn mặt sạch sẽ và nghĩ rằng mặt hắn cũng sạch như thế. Còn tên kia sẽ nhìn tên mặt bẩn và cho rằng mặt mình cũng bị bẩn. Tên thứ 2 mới là kẻ sẽ đi tìm chỗ rửa mặt”.
“Ừ, có lý. Nhưng mà tại sao hai tên cùng trượt xuống ống khỏi mà một tên lại chui ra với gương mặt sạch sẽ được chứ?”.
Câu chuyện nói lên trí tuệ người Do Thái, họ luôn suy luận, tranh cãi thấu đáo mọi điều và luôn đưa ra những câu hỏi đặt ngược lại vấn đề, khiến mọi người trong cuộc tranh luận luôn phải vận động đầu óc một cách tích cực nhất. Bằng những câu hỏi và trả lời, họ có thể nhìn thấu cả chiều sâu và chiều rộng của vấn đề khiến việc đưa ra những kết luận luôn chính xác với độ tuyệt đối cao.
Đối với người Do Thái, sách Talmud (một văn bản trung tâm của giáo sĩ Do Thái) đóng một vai trò quan trọng trong đời sống. Đây là một văn bản không có điểm bắt đầu và kết thúc. Ai cũng có thể đặt ra một câu hỏi bất kì lúc nào để mở ramột cuộc tranh luận mới, và không có câu trả lời nào là câu trả lời cuối cùng. Kể cả những điều đã được xem là đúng ở 1 thời điểm cũng có thể được lật lại phản bác.
Cuốn sách “Trí tuệ Do Thái” đã có những lí giải thú vị về điều này. Đạo Do Thái dạy rằng không có chuyện gì trên đời là đương nhiên. Nó luôn được tạo nên từ những nguyên nhân và hình thành nên từ những lập luận. Vì thế, người Do Thái không bao giờ chấp nhậnmột điều gì là hiển nhiên đúng và luôn đặt câu hỏi nghi ngờ về mọi thứ, kể cả những mệnh lệnh nghiêm khắc nhất.
Cho dù phải tuân theo những điều đã được qui định trong xã hội, họ luôn đi tìm lời giải đáp vì sao họ phải chấp nhận nó. Sinh viên trường đạo không phải cứ mù quáng chấp nhận tất cả những điều thầy đạo nói như những lời thánh truyền mà không có gì chứng minh cho những lời đó.
Những người thầy giáo luôn xem mình là người may mắn nếu nhận được những câu hỏi từ học trò giúp họ hiểu biết hơn. Người học có quyền tự do tranh luận với người dạy với bất cứ điều gì.
Thu Ngân
Chưa có bình luận.