Thứ Năm, 09/06/2016 | 21:31

Không chỉ có bé yêu đang lớn lên từng ngày, trong cơ thể mẹ bầu còn rất nhiều điều kỳ diệu khác đang diễn ra

Tử cung sẽ lớn gấp 14 lần kích thước ban đầu

Đúng thế đấy, nó sẽ giãn ra từ kích thước của một quả lê lên kích thước của một quả dưa hấu (sau đó sẽ quay trở lại kích thước ban đầu). Không chỉ có bé yêu, tử cung của mẹ bầu còn chứa khoảng 1,8 – 2,7 kg chất lỏng bao gồm chất nhầy và nước ối bao bọc lấy em bé trong tử cung.

Chuyện gì đang xảy ra trong cơ thể mẹ bầu?

Vòng 2 “siêu khủng” là một đặc điểm nhận dạng chỉ có ở các mẹ bầu

Tim sẽ bơm máu nhiều hơn 40 – 50% so với trước đó

Quả tim của mẹ bầu cũng đập nhanh hơn 10 đến 20 lần mỗi phút so với trước khi mang thai. Với hoạt động vô cùng tích cực của tim, máu được gia tăng lưu lượng để cung cấp cho dây rốn và nhau thai – và cũng để chuẩn bị cho sự kiện chính: sự ra đời của bé. Bây giờ thì bạn có thể dễ dàng hiểu được tại sao mình lại mệt mỏi nhanh hơn hồi trước khi có bầu rồi đúng không?

Em bé có thể nghe thấy bạn!

Các mẹ bầu đều được khuyến khích nói chuyện thật nhiều với bé. Bởi vào tuần thứ 18 của thai kỳ, tai của bé đã phát triển hoàn toàn và em bé có thể nghe thấy giọng của bạn, tiếng máy hút bụi và cả tiếng chó sủa nữa. Khi bạn hát cho con, bé sẽ thực sự nghe thấy và sau khi chào đời, bé có thể nhận ra bài hát đó nếu xung quanh thật yên ắng và dễ chịu.

Bộ phận sinh dục của bé trai đã bắt đầu hoạt động

Thậm chí trước khi sinh, bộ phận sinh dục nhỏ xíu của bé cũng đã bắt đầu hoạt động. Giữa tuần 20 và tuần 23, một bé trai có thể bắt đầu tạo ra tinh trùng. Vào thời điểm này, buồng trứng và tử cung của bé gái cũng đã hình thành đầy đủ, với khả năng cung cấp trứng cho cả cuộc đời.

Nhau thai đang làm công việc của cả bốn cơ quan

Thỉnh thoảng được gọi với cái tên “cây sự sống”, cơ quan này có chức năng cực kỳ phức tạp. Nó giúp loại bỏ chất thải của bé, lọc đi những thứ có hại, cung cấp toàn bộ máu và dưỡng chất cho cơ thể bé.

Bé con đang nếm bữa ăn của mình

Tin hay không tin thì tùy bạn, vào tuần 20 của quá trình mang thai, em bé đang phát triển khả năng nếm mùi vị, và đã bắt đầu tìm hiểu và thích những món bạn ăn. Một vài chuyên gia thậm chí còn tin rằng bạn có thể định hình khẩu vị của bé bằng cách ăn những món ăn đa dạng (và lành mạnh) trong suốt thời gian bầu bì.

Ngực bạn đã có thể sản xuất sữa

Nội tiết tố của mẽ bầu đã khởi động cho cơ quan sản xuất sữa từ lúc bạn bắt đầu mang thai, và vào tuần thứ 20, sữa đầu tiên cho em bé (thứ chất lỏng màu vàng gọi là sữa non) đã được tạo ra. Bạn có thể để ý thấy sữa chảy ra trong suốt ba tháng cuối cùng của thai kỳ – nhưng đừng lo, bạn có thể sử dụng miếng lót thấm sữa để giải quyết vấn đề này.

 Em bé đã biết đi ị

Vào gần giữa quá trình mang thai, em bé bắt đầu tạo ra phân, thứ vật chất màu đen, giống hắc ín mà bé sẽ sớm thải ra sau khi sinh và làm bẩn tã với nó.

Bé có thể thấy ánh sáng

Ở tuần thứ 30, mống mắt của bé đã được hình thành hoàn chỉnh, điều này có nghĩa là bé có thể thấy và thậm chí là phản ứng với ánh sáng. Và ngạc nhiên là trong bụng mẹ không hoàn toàn tối thui đâu. Nếu bạn nằm trực tiếp dưới ánh nắng, bạn có thể để ý rằng con mình đang cục cựa trong đó để che mắt lại đấy.

Bé đang tập tành cho lần khóc đầu tiên

Bạn cũng thường đoán xem tiếng khóc đầu tiên của bé sẽ như thế nào phải không? Em bé cũng thế đấy. Những tấm ảnh siêu âm đã cho thấy bé đang tập khóc và thực hiện những nét mặt khác trong bụng mẹ. Nhưng khóc không có nghĩa là bé đang buồn đâu. Khóc là một kỹ năng mà bé phải thực sự thành thạo, khi mà nó sẽ là cách cơ bản để bé giao tiếp với bạn trong suốt mấy tuần đầu tiên sau khi chào đời.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook