Thứ Hai, 15/01/2018 | 16:44

Trên thực tế, chỉ cần một bộ phận giới trẻ nghiện game đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của xã hội. Nhìn xa hơn nó còn là tấm gương xấu cho thế hệ trẻ sau này. Xét trên góc độ y khoa, tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  coi đây là một căn bệnh về tâm thần cần được điều trị.

Các triệu chứng nghiện game

– Không thể kiểm soát việc chơi game (về tần suất, cường độ và thời gian kéo dài).

– Dành nhiều ưu tiên cho việc chơi game.

– Vẫn tiếp tục chơi hoặc tăng thêm thời gian chơi bất chấp các hậu quả tiêu cực.

Nghiện game là chứng bệnh thứ 11, là “rối loạn chơi game”

Theo đài BBC (Anh), trong Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật (ICD) của WHO mới công bố đã có thêm một chứng bệnh thứ 11 là “rối loạn chơi game”. Tài liệu này mô tả đó là tình trạng chơi game kéo dài liên tục tới mức “đặt trò game lên trước mọi vấn đề quan tâm khác trong đời sống”.

Nghiện game là một căn bệnh thứ 11 được gọi là “rối loạn chơi game”

Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã xác định nghiện game là một vấn đề sức khỏe lớn của cộng động. Nhiều nước đã có các bệnh viện tư nhân chuyên điều trị chứng nghiện game. Văn bản cuối cùng của ICD đã hoàn thiện năm 1992, tuy nhiên những nội dung mới bổ sung sẽ được công bố trong năm 2018.

Ở hạng mục mô tả chứng nghiện game, ICD khuyến cáo một hành vi chơi game bất thường cần được bác sĩ chẩn đoán, điều trị phải là tình trạng kéo dài trong ít nhất 12 tháng. Tuy nhiên tài liệu cũng lưu ý rằng khoảng thời gian xem xét tiêu chuẩn này có thể rút ngắn nếu các triệu chứng thể hiện ở mức nghiêm trọng.

Lời kết

Với những tác hại do game gây ra, nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực tìm giải pháp ngăn chặn tình trạng nghiện game ở người trẻ. Tại Hàn Quốc, chính phủ đã ban hành luật cấm chơi game online với trẻ em dưới 16 tuổi trong khoảng thời gian từ nửa đêm cho tới 6 giờ sáng mỗi ngày.

Tương tự, tại Nhật Bản, người chơi game sẽ được cảnh báo khi họ chơi vượt quá một khoảng thời gian cụ thể theo quy định mỗi tháng. Đối với đất nước hơn 1 tỷ dân, công ty Internet Tencent cũng có quy định hạn chế số giờ trẻ em được phép chơi game với hầu hết các game phổ biến nhất do hãng này cung cấp. Còn tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những quy định cụ thể về những loại hình game được phép chơi cũng như về tác hại của chơi game để cảnh báo các bậc cha mẹ quản lý con em mình.

Theo Tuoitre.vn

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook