Thứ Năm, 14/09/2023 | 16:53

­­­Người trưởng thành mắc sốt xuất huyết đã khổ, trẻ nhỏ mắc bệnh còn ảnh hưởng hơn nhiều bởi cơ thể bé nhỏ, hệ miễn dịch vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Khi trong người khó chịu trẻ chỉ biết quấy, khóc, ăn kém thậm chí không chịu ăn…khiến cho các bậc sinh thành càng lo lắng hơn. Vậy, làm sao để chăm sóc trẻ sốt xuất huyết hiệu quả và an toàn nhất? Hãy cùng lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia.

Những dấu hiệu khởi phát dễ nhận biết khi sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu ở trẻ là sốt cao đột ngột, sốt liên tục. Trẻ dưới 3 tuổi thì bứt rứt, thường xuyên quấy khóc… trẻ lớn hơn thì kêu đau đầu, buồn nôn…Sau cơn sốt trẻ sẽ rất mệt, nôn, ăn ít thậm chí bỏ ăn. Tiếp theo là xuất hiện các vết ban đỏ dưới da. Ban nổi li ti, đôi khi có trường hợp chảy máu chân răng hoặc chảy cháy cam. Một số trường hợp nặng thì bị sock. Đây là triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ khi bệnh đã chuyển sang sang giai đoạn nặng. Lúc này bé thường bị nôn hoặc đi ngoài ra máu vì vậy người nhà cần đưa bệnh nhân tới ngay bệnh viện để điều trị.

Điều khiến các bậc làm cha mẹ lo lắng và quan tâm nhất đó là chế độ ăn của trẻ trong thời gian sốt xuất huyết như thế nào cho khoa học và phù hợp, chế độ kiêng khem ra sao? Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết khi trẻ bị sốt xuất huyết ba mẹ cần cho bé uống bổ sung các loại nước ép trái cây như nước cam, bưởi, chanh, nước dừa, nước ép từ một số loại rau xanh như các loại rau họ cải, rau má….do những loại nước này chứa nhiều khoáng chất và vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng, giúp thành mạch bền tốt hơn khiến tình trạng bệnh giảm đi đáng kể.

Song song với các loại nước trái cây cần bổ sung thức ăn lỏng và mềm như cháo, súp…trong thời gian mắc bệnh bởi xuất huyết khiến hệ tiêu hóa yếu hơn bình thường do đó các thức ăn rắngây khó tiêu, có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa nặng hơn. Cha mẹ có thể bổ sung sữa, cháo ngũ cốc vào bữa sáng hàng ngày. Giá trị dinh dưỡng của ngũ cốc sẽ giúp trẻ nhanh phục hồi và có khả năng chống lại bệnh. Tương tự, các loại cháo cá, thịt.. cũng thích hợp cho trẻ khi bị sốt xuất huyết. Tuy nhiên cha mẹ lưu ý chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không ép ăn quá no, lượng ăn theo nhu cầu cơ thể của trẻ.

Để cơ thể phục hồi nhanh sau khi khỏi bệnh, cha mẹ nên cho trẻ ăn uống bình thường, chia nhỏ thành nhiều bữa, cho ăn bù để bổ sung chất dinh dưỡng trong thời gian bị ốm hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng sau này. Lưu ý thường xuyên thay đổi các món ăn để bé ăn thấy ngon miệng, ưu tiên các món ăn giàu vitamin D, A, kẽm, sắt, khoáng chất và các loại hoa quả giàu vitamin như cam, quýt, nho, táo …để trẻ mau chóng hồi phục.

Lời kết

Đến thời điểm hiện tại, sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc xin phòng bệnh do đó người dân cần nghiêm túc thực hiện các biện phòng bệnh để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh trong cộng đồng như: giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng nơi sinh sống, diệt lăng quăng, ngủ trong màn để tránh muỗi đốt kể cả ban ngày hay ban đêm, phun thuốc diệt muỗi phòng chống dịch sốt xuất huyết trong những tháng cao điểm dịch bệnh xuất hiện….

Đối với trẻ nhỏ khi mắc sốt xuất huyết cha mẹ nên cho trẻ ăn chế độ ăn lỏng như súp, các loại cháo dinh dưỡng.. Lưu ý mỗi lần ăn một lượng nhỏ và chia thành nhiều bữa. Tuyệt đối không cho trẻ uống nước ngọt, nước có ga, hạn chế ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ… đặc biệt không sử dụng mật ong và các loại đường tự nhiên khác vì việc tiêu thụ đường khiến cho bạch cầu chống lại các vi khuẩn chậm hơn khiến bệnh càng trở nên nặng hơn & lâu khỏi.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Thả hàng triệu con muỗi ra môi trường để hạn chế sốt xuất huyết và Zika

Những nguyên tắc giúp phòng tránh bệnh truyền nhiễm

Cẩn trọng khi dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa

Chế độ ăn giúp người bị sốt xuất huyết nhanh khỏe mạnh

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook