Thứ Tư, 13/09/2023 | 11:44

Theo số liệu thống kê của Bộ Y Tế cuối tháng 8, đầu tháng 9/2023 số ca mắc bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội đã vượt mốc 1.000 ca/tuần tại 30 quận, huyện trong thành phố và chưa có dấu hiệu dừng lại. Các ổ dịch ghi nhận số ca mắc bệnh nhiều ở xã Phùng Xá, Hữu Bằng huyện Thạch Thất và xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì.

Tổng số ca bệnh tính từ đầu năm 2023, toàn thành phố ghi nhận 8.362 trường hợp mắc sốt xuất huyết 3 ca tử vong. So với năm 2022, số ca mắc tăng gấp 4 lần, tuy nhiên số ca tử vong ở mức độ tương đương.

Bệnh lây truyền từ người này sang người khác do bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. Virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue có 4 loại tương ứng với 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4 với những biểu hiện đa dạng khác nhau.

Triệu chứng điển hình của bệnh là đột ngột sốt cao, người mệt mỏi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị, tiêu chảy…Ở trẻ em đau họng và đau bụng là những triệu chứng đặc trưng tiêu biểu, dễ nhận biết.

Phương pháp điều trị khi bị sốt xuất huyết là làm giảm thân nhiệt và dùng thuốc hạ sốt. Đối với người bị sốt quá 39ºC có thể chườm khăn mát lên trán lưu ý không dùng nước đá hoặc nước lạnh, lau người bằng nước ấm hoặc sử dụng paracetamol (Hapacol) để hạ sốt. Mỗi lần uống thuốc nên cách nhau khoảng 4 – 6 giờ&chỉ nên dùng paracetamol không quá 4 lần trong cùng một ngày. Tuyệt đối không sử dụng những loại thuốc hạ sốt như aspirin, ibuprofen… khi bị sốt xuất huyết vì những loại thuốc này khiến triệu chứng sốt xuất huyết như đau đầu, nhức mỏi cơ thể, buồn nôn… trở nặng hơn.

Theo nguyên lý bệnh lây truyền từ người sang người qua vật trung gian là muỗi vằn. Vì vậy phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là vệ sinh sạch sẽ, thoáng đãng nơi ở, môi trường sống. Dọn dẹp, tiêu hủy những vật dụng phế thải trong nhà, xung quanh nhà, tuyệt đối không tích trữ nước vào lu, vại, thùng chứa… trong nhà vì đó sẽ là nơi lưu trú của muỗi.

Đối với những nhà có bể nước cần đậy kín để muỗi không vào đẻ trứng. Tuân thủ nguyên tắc ngủ màn để tránh bị muỗi đốt. Trường hợp trong nhà xuất hiện muỗi cần sử dụng nhang muỗi, vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi để tiêu diệt muỗi vằn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Khuyến cáo sử dụng thuốc bôi ngoài da, mặc quần áo dài tay để tránh muỗi đốt. Khi trong nhà có người mắc tránh nằm ngủ chung vì muỗi đốt sẽ lây bệnh sang người lành.

Lời kết

Sốt xuất huyết là bệnh do vi-rút Dengue gây ra, do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin phòng bệnh, vì vậy có thể gây ra dịch lớn. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gia tăng bệnh sốt xuất huyết khu vực miền Bắc trong thời gian qua do điều kiện thời tiết thời nắng mưa đan xen thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Các chuyên gia dự báo, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp trong các tuần cuối tháng 9 & 10/2023 do đó công tác phòng chống sốt xuất huyết cần được phổ biến sâu rộng đến đông đảo người dân.

Để bảo vệ sức khỏe, song song với việc nằm màn để tránh muỗi đốt người dân cần đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng, uống đủ lượng nước từ 2 đến 2,5 lít nước/người/ngày, tập thể dục thường xuyên để tăng cường thể lực.Trường hợp bệnh nhân mắc sốt xuất huyết sốt cao, uống thuốc hạ sốt không hiệu quả cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể sẽ xảy ra.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Những nguyên tắc giúp phòng tránh bệnh truyền nhiễm

Bệnh sốt xuất huyết do virus Hanta với hội chứng thận, phổi

Chăm sóc bé bị sốt xuất huyết tại nhà

Chuyên gia cảnh báo: Thuốc hạ sốt gây biến chứng cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook