Thứ Ba, 15/08/2017 | 13:58

Sỏi thận là một trong những căn bệnh phổ biến.

Mỗi loại sỏi thận cần có hướng điều trị và chế độ ăn riêng biệt. Có 4 loại sỏi phổ biến là: sỏi canxi, acid uric, cystin, struvite (sỏi nhiễm khuẩn). Để chữa trị hiệu quả, bệnh nhân cần xác định rõ loại sỏi thận mà mình mắc phải.

Sỏi canxi

Đây là loại sỏi thường được nhắc đến đầu tiên khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc sỏi thận. Chúng chiếm đến hơn 80% trường hợp với đặc trưng là những viên sỏi cứng, có hình dạng và kích thước khác nhau.

Sỏi canxi hình thành trong thận hoặc ruột, do hàm lượng canxi vượt quá mức cơ thể cần. Lượng canxi này không kịp đào thải qua nước tiểu sẽ lắng đọng và hình thành sỏi.

Một nguyên nhân khác là giảm lượng citrat niệu – chất có tác dụng ức chế kết tinh các muối canxi. Citrat niệu bị giảm xuống do một số nguyên nhân như nhiễm khuẩn tiết niệu – gây bão hòa muối canxi trong nước tiểu gây nên bệnh sỏi thận.

Trường hợp người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm chứa oxalat như: tỏi tây, khoai lang, đậu xanh, măng tây, ớt… cũng gây ra sỏi canxi. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm này.

Bệnh nhân sỏi canxi cần hạn chế thức ăn chứa hàm lượng oxalate cao như khoai lang.

Sỏi acid uric

Dạng sỏi này chiếm khoảng 10% số người mắc bệnh, thường gặp ở những người có nồng độ acid uric cao. Sỏi dạng này cứng và khó phát hiện hơn sỏi canxi, thường phải chụp X-quang mới thấy.

Sỏi acid uric dễ gặp ở người béo phì hoặc có tiền sử bệnh gout, tiểu đường. Để phòng tránh dạng sỏi này, bạn không nên ăn quá nhiều đạm động vật.

Sỏi struvite (sỏi nhiễm trùng)

Mặc dù chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số người mắc sỏi thận, song sỏi struvite lại khó điều trị nhất. Nguyên nhân hình thành do đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn lâu ngày. Muốn điều trị sỏi struvite, trước tiên người bệnh cần dùng kháng sinh để ngăn chặn vùng viêm nhiễm lan rộng, đồng thời giữ gìn vệ sinh đường tiểu, hậu môn để ngăn ngừa sỏi quay lại.

Uống nhiều nước sẽ hỗ trợ điều trị tốt cho các trường hợp bị sỏi thận. Nếu từng mắc căn bệnh này, bạn nên uống ít nhất 14 cốc mỗi ngày để phòng ngừa bệnh tái phát.

Ngoài ra, uống nước chanh, nước trái cây nam việt quất (dạng không đường) cũng có tác dụng cân bằng sỏi thận và phá vỡ sỏi.

Sỏi cystin

Sỏi cystin khá hiếm, có thể di truyền từ đời trước sang đời sau. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bố mẹ mắc sỏi cystin, thì con cũng có nguy cơ mắc bệnh, cần thực hiện các biện pháp phòng sỏi theo chỉ dẫn của bác sĩ ngay từ khi bé còn nhỏ để tránh bệnh tái phát.

Khi mắc sỏi cystin người bệnh cần duy trì chế độ ăn chung để tránh tạo loại sỏi hỗn hợp như: Kiêng đồ ăn quá mặn, uống nhiều nước, đồ ăn hàm lượng đạm cao…

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook