Thứ Bảy, 03/12/2016 | 18:01

Bên cạnh niềm vui, sự háo hức mong chờ được gặp mặt con yêu là nỗi sợ hãi, lo lắng cho quá trình vượt cạn sắp tới. Nhằm giúp mẹ hoàn thành “sứ mệnh” 9 tháng 10 ngày mang thai gởi đến mẹ cẩm nang bầu với 8 điều nên tránh trước sinh để có một thai kỳ suông sẻ.

Trong tháng cuối thai kỳ khi mà mẹ bầu đã gần “cán đích” thì nhiều trường hợp lại thấy chặng đường phía trước còn dài thêm. Bởi mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề như mệt mỏi, nặng nề, cơ thể đau nhức…Trong thời gian chờ đợi mẹ cần đặc biệt tránh những việc không tốt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tham khảo ngay cẩm nang bà bầu sau để biết cần tránh điều gì, mẹ nhé!

Cẩm nang bà bầu: 8 điều nên tránh trước khi sinh

Gần đến ngày sinh là giai đoạn khá nhạy cảm, vì vậy mẹ cần tránh những việc có thể làm ảnh hưởng đến mẹ và bé

Cẩm nang bà bầu #1: Lo lắng và sợ hãi

Quá trình sinh nở dường như là nổi ám ảnh của mọi phụ nữ nhưng không thể nào trốn tránh được. Đặc biệt đối với những ai lần đầu làm mẹ thì càng sợ hãi hơn khi phải đối diện với những cơn đau đẻ kinh hoàng. Sự lo lắng quá độ không giúp ích được gì mà ngược lại càng làm bạn thêm “khổ sở”. Thông qua hệ thần kinh trung ương, sự lo lắng thái quá sẽ làm ức chế tử cung co thắt dẫn đến quá trình sinh bị kéo dài thậm chí là khó sinh. Ngoài ra, tâm trạng căng thẳng làm huyết áp tăng cao khiến cho thai nhi có nguy cơ bị thiếu oxy.

Mẹ nên biết, ngày dự sinh thường không chính xác hoàn toàn mà có thể chênh lệch vài ngày. Vì vậy nếu đã tới ngày dự sinh nhưng vẫn không thấy có dấu hiệu chuyển dạ nào thì mẹ cũng không nên quá lo lắng vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Đôi khi chính vì tâm trạng này khiến mẹ bị đau bụng gây nhầm lẫn. Tuy nhiên nếu quá ngày dự sinh quá lâu mẹ cũng cần gặp bác sĩ để kiểm tra.

Có thể nói cho dù vì lý do gì đi chăng nữa trước khi sinh người mẹ không nên lo lắng, căng thẳng. Hãy luôn giữ tinh thần thoải mái và vui vẻ có như vậy việc sinh nở mới diễn ra thuận lợi hơn.

Cẩm nang bà bầu #2: Không muốn vận động

Nhiều mẹ vì sợ động thai, ảnh hưởng đến thai nhi mà không dám làm gì và hầu như chỉ nằm nghỉ ngơi để an thai. Ngoài ra, cơ thể trở nên nặng nề hơn, mệt mỏi hơn càng khiến mẹ lười vận động, đi lại. Nhưng thực tế lại chỉ ra rằng việc vận động nhẹ nhàng trước khi sinh sẽ giúp các cơ có sự co giãn tốt hơn, mẹ càng dễ sinh hơn.

Cẩm nang bà bầu #3: Tự kích thích đầu ti

Các động tác kích thích vào đầu ti sẽ dẫn tới việc giải phóng oxytocin, đây là chất có tác dụng tạo ra những cơn co thắt tử cung và đẩy thai nhi ra ngoài. Trong tháng cuối thai kỳ cơ thể đặc biệt rất nhạy cảm với chất này vì vậy mẹ bầu cần lưu ý. Khi chưa đến ngày sinh thì không nên tự kích thích đầu ti. Chỉ thích hợp với trường hợp đã bắt đầu xuất hiện những cơn chuyển dạ vì nó sẽ giúp mẹ sinh dễ hơn.

Cẩm nang bà bầu #4: Thụt rửa sâu bên trong âm đạo

Trong tháng cuối thai kỳ, âm đạo là vùng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương vì vậy mẹ bầu nên tránh thụt rửa sâu trong âm đạo. Nguy hiểm hơn nó có thể gây nên chứng thuyên tắc hơi trong động mạch hay tổn thương xuất huyết cho cổ tử cung, âm đạo đang trong tình trạng sung huyết.

Cẩm nang bà bầu #5: Quan hệ vợ chồng

Vào tháng cuối của thai kỳ, đặc biệt là những ngày gần sinh là thời gian khá nhạy cảm với mẹ bầu. Những hành động quan hệ vợ chồng như xoa kích thích nhũ hoa có thể khiến mẹ chuyển dạ sinh sớm hoặc các tư thế “yêu” làm tử cung co bóp mạnh gây sẩy thai, sinh non rất nguy hiểm. Vì vậy, vợ chồng nên hạn chế hoặc tốt nhất là không nên quan hệ trong giai đoạn này để đảm bảo an toàn.

Cẩm nang bà bầu: 8 điều nên tránh trước khi sinh

Vợ chồng nên hạn chế hoặc tốt nhất là không quan hệ trong giai đoạn sắp sinh để đảm bảo an toàn

Cẩm nang bà bầu #6: Di chuyển xa

Bước sang tháng thứ 9 em bé của bạn có thể ra đời bất cứ lúc nào cho nên mẹ bầu cần hạn chế cho những chuyến đi xa. Hơn nữa những hành trình dài còn khiến mẹ bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến thai nhi.

Cẩm nang bà bầu #7: Ăn thức ăn tái sống

Thông thường trong tháng cuối nhiều mẹ bầu đã dễ dãi hơn về vấn đề ăn uống, thêm vào đó là những kiêng cữ sau sinh nên tự cho phép mình ăn bất cứ thứ gì mình thích. Như vậy cũng tốt nhưng mẹ cần chú ý không nên ăn thức ăn ở dạng tái, sống bởi chúng có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé.

Cẩm nang bà bầu #8: Để bụng đói trước khi sinh

Sinh nở là quá trình tiêu hao nhiều sức lực vì thế mẹ bầu cần ăn no và ăn đủ chất trước khi sinh. Trong quá trình chuyển dạ cho dù có đau đến thế nào mẹ cũng nên cố gắng ăn nhiều vào, mẹ nhé!

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook