Tính ngày quan hệ an toàn theo chu kỳ kinh nguyệt… giúp bạn ngừa thai.
Tính ngày an toàn theo chu kỳ kinh nguyệt
Trong chu kỳ kinh nguyệt, ngày có khả năng rụng trứng và đậu thai cao nhất được tính theo công thức: R = X – 14. Với X là chu kỳ kinh nguyệt. 14 là số ngày hình thành nang mạc sau đó trứng sẽ rụng.
Ngày bắt đầu khả năng có thai = ngày rụng trứng – 6. Ngày kết thúc khả năng có thai = ngày rụng trứng + 4.
Theo bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, tùy vào cơ địa mỗi người và một số yếu tố khách quan như tâm lý, chế độ ăn uống, sinh hoạt mà một chu kỳ nguyệt san của phụ nữ sẽ khác nhau, thông thường kéo dài từ 28 đến 35 ngày. Dựa vào chu kỳ này, vợ chồng có thể tránh thai tự nhiên bằng cách tính toán ngày an toàn và ngày không an toàn cho việc thụ thai.
Ví dụ một người có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày: Ngày rụng trứng = 28 – 14 = 14. Ngày bắt đầu khả năng có thai = 14 – 6 = 8. Ngày kết thúc khả năng có thai = 14 + 4 = 18. Từ đó suy ra ngày có khả năng có thai của một người có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày là từ ngày thứ 8 đến 18. Ngày an toàn là tất cả các ngày còn lại trong chu kỳ (trừ những ngày có kinh, nên hạn chế quan hệ để tránh viêm nhiễm).
Lưu ý: Việc tính ngày an toàn để tránh thai chỉ tương đối hiệu quả với những phụ nữ có vòng kinh đều và thời gian rụng trứng ổn định theo từng tháng. Cách tính này không áp dụng đối với những trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều hoặc đang mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa khác.
Đây là cách tránh thai tự nhiên khá hiệu quả với tỷ lệ mang thai 3-4%. Để phương pháp xuất tinh ngoài ÂĐ mang lại hiệu quả ngừa thai tốt, nam giới cần phải có đủ kiến thức và khả năng kiểm soát cơ thể làm sao không xuất tinh vào ÂĐ. Tránh thai tự nhiên nhờ xuất tinh ngoài ÂĐ
Hạn chế của phương pháp này là cảm xúc của nam giới bị ức chế nên không tạo được sự thăng hoa trọn vẹn trong quan hệ vợ chồng. Bên cạnh đó, nếu quý ông không kịp kiểm soát thì những giọt tinh dịch đầu tiên vẫn có thể mang tinh trùng vào ÂĐ phụ nữ dẫn đến thụ thai.
Bao cao su
Cách phổ biến nhất để không phải mang thai ngoài ý muốn đồng thời ngăn chặn được hầu hết các bệnh lây qua đường tình dục là dùng BCS. BCS là một dụng cụ hình trụ bằng màng mỏng thường làm bằng cao su. Cách sử dụng bao vừa tiện lợi lại an toàn đối với cả nam và nữ giới.
Thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai là phương pháp phổ biến và tiện dụng được nhiều người áp dụng để ”kế hoạch”. Thuốc có 2 loại: Tránh thai hàng ngày và tránh thai khẩn cấp.
Loại thuốc này ra đời từ phong trào giải phóng phụ nữ thế giới những năm 1960. Nó có tác dụng ngăn chặn sự thụ tinh của tinh trùng và trứng. Phụ nữ nên sử dụng thuốc hàng ngày để không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Điều quan trọng khi dùng thuốc tránh thai là bạn phải nhớ uống hàng ngày và luôn mang theo bên mình. Nếu cần thiết, hãy đặt báo thức để nhớ giờ uống thuốc.
Vòng tránh thai
Vòng tránh thai là một trong những dụng cụ tránh thai được dùng phổ biến. Phương pháp này không hề gây đau đớn hay ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống vợ chồng của chị em. Nếu bạn đã có đủ con và không muốn sinh thêm, nên tham khảo phương pháp đặt vòng này. Tuy nhiên, để có một chiếc vòng tránh phù hợp và vừa vặn với cơ thể, cần gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng an toàn nhất.
Dù vậy, phương pháp này chỉ có tác dụng trong việc tránh bầu chứ không thể bảo vệ bạn trước những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Ngoài ra, theo phản hồi từ những người dùng, phương pháp này cũng tăng nguy cơ bị viêm nhiễm cô bé.
Miếng dán tránh thai
Đây là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn vì tính tiện dụng. Một miếng dán này có diện tích nhỏ, bao gồm 2 loại hormone estrogen và progesterone, phóng thích hoạt chất qua da vào máu, có tác dụng ngừa thai trong vòng một tuần. Miếng dán giải phóng một lượng hormone vào máu thông qua da, từ đó ngăn chặn sự rụng trứng hàng tháng ở người phụ nữ. Miếng dán tránh thai còn làm tăng chất nhầy ở tử cung, làm mỏng niêm mạc tử cung khiến cho tinh trùng khó tiếp cận trứng để thụ thai.
Miếng dán được dán vào một vị trí kín đáo trên cơ thể như phần mặt trong cánh tay, mặt trong đùi, bụng dưới, trên vai, sau lưng hoặc mông (không dán lên ngực). Sử dụng miếng dán đầu tiên vào ngày đầu tiên của kỳ kinh, sau đó mỗi tuần thay miếng dán một lần, liên tục trong 3 tuần. Sau 3 tuần sử dụng, ngưng dán một tuần thì sẽ có kinh nguyệt trở lại trong tuần đó.
Lưu ý: Miếng dán tránh thai có thể gây một số tác dụng phụ như căng ngực, đau nửa đầu, buồn nôn, tăng cân nhẹ…
Thuốc tiêm tránh thai
Thuốc tiêm tránh thai gọi là depoprovera, được dùng nhiều ở nước ta. Đây loại nội tiết chỉ có progestin (không có thành phần oestrogen như viên thuốc uống tránh thai kết hợp). Mỗi mũi tiêm bắp có tác dụng tránh thai trong vòng 3 tháng. Cách này mang lại hiệu quả tránh thai cao, rất tiện dụng cho phụ nữ không có điều kiện uống viên tránh thai hằng ngày. Hiệu quả của thuốc có thể lên đến 97%, tức là cứ 100 phụ nữ dùng thuốc trong một năm thì chỉ có 3 người bị mang bầu.
Khi dùng thuốc tiêm tránh thai, chu kỳ kinh nguyệt có thể bị thay đổi như kinh không đều hoặc hoàn toàn không thấy kinh. Sự cố này không có hại, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường sau khi ngừng thuốc. Sự hồi phục kinh nguyệt bình thường sau khi ngừng thuốc có thể chậm, đôi khi vài tháng sau mới thấy.
Nguồn: VnExpress
Chưa có bình luận.