Tẩy da chết không chỉ phụ thuộc vào kiểu da mà còn phải phù hợp với những vấn đề về khác như đốm nâu, mụn, độ nhạy cảm mới có hiệu quả tối ưu nhất.
Tẩy da chết không chỉ phụ thuộc vào kiểu da mà còn phải phù hợp với những vấn đề về khác như đốm nâu, mụn, độ nhạy cảm mới có hiệu quả tối ưu nhất.
Trong chu trình chăm sóc da, tẩy da chết luôn được coi là một trong những bước quan trọng nhất và không thể bỏ qua nếu bạn muốn có làn da đẹp.
Nhờ việc lấy đi các tế bào chết bị đẩy lên bề mặt, làn da sẽ khỏe mạnh, đều màu và căng bóng hơn, các lỗ chân lông cũng được làm sạch giúp giảm tình trạng bít tắc lỗ chân lông dẫn đến mụn.
Việc lựa chọn tẩy da chết không chỉ phụ thuộc vào kiểu da thường, da khô và da dầu mà còn phải phù hợp với những vấn đề về da khác như đốm nâu, mụn, độ nhạy cảm mới có hiệu quả tối ưu nhất.
* Phân biệt tẩy da chết vật lý và hóa học:
– Tẩy da chết vật lý (hay còn gọi là tẩy da chết cơ học) là phương pháp tẩy da chết thông dụng nhất, sử dụng các loại bột ngũ cốc hoặc các hạt nhỏ (scrubs) để ma sát, lấy đi tế bào da chết trên bề mặt da.
Tuy nhiên, việc tẩy tế bào chết vật lý không hoàn toàn hiệu quả 100% do các tế bào chết cứng đầu không dễ gì rời đi khi ma sát, thậm chí có thể gây tổn thương, kích ứng da do bị chà xát nhiều nữa đấy.
– Tẩy da chết hóa học là phương pháp tẩy da chết bằng hóa chất vô cùng hữu hiệu (hơn là tẩy da chết vật lý) nhưng lại được ít người biết đến. Hóa chất tẩy da chết làm mịn da bằng cách hòa tan "chất keo" gắn các tế bào da vào bề mặt của da.
Hóa chất cũng có thể tẩy da chết bằng cách tiêu hóa các tế bào. Các axit Hydroxy như Acid Lactic, Salicylic Acid, Glycolic Acid, Retinol, và các enzym là một vài ví dụ của hóa chất tẩy da chết.
Bạn nên chọn các sản phẩm dưỡng da không chứa dầu có thành phần oleic acid cao hay chứa chất dễ gây bít tắc lỗ chân lông.
Cả hai loại tẩy da chết hóa học (chứa salicylic, lactic hay glycolic acid) và tẩy da chết vật lý sử dụng loại hạt nghiền nhỏ mịn, không sắc cạnh đều phù hợp với làn da của bạn, tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cả hai loại tẩy da chết này trong cùng ngày.
Bạn nên lựachọn các sản phẩm tẩy da chết không khiến da bị khô căng sau khi dùng và được bổ sung thành phần làm sáng da, dưỡng ẩm, chống oxi hóa.
Cả hai loại tẩy da chết hóa học (chứa lactic hay glycolic acid) và tẩy da chết vật lý sử dụng loại hạt nghiền nhỏ mịn, không sắc cạnh đều phù hợp với làn da của bạn, tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cả hai loại tẩy da chết này trong cùng ngày.
Nếu bạn sở hữu kiểu da thế này, hãy sử dụng sản phẩm tẩy da chết hóa học như BHAs và có chứa chất kháng khuẩn giảm sưng viêm, giúp mụn mau gom cồi nhưng không gây khô hay kích ứng da.
Sử dụng tẩy da chết vật lý 3 lần/ tuần cũng là lựa chọn tốt cho da với lưu ý hãy chọn sản phẩm có hạt scrub nhỏ, mịn không gây xước da.
Dù sở hữu làn da dầu nhưng bạn không nên chọn các sản phẩm dưỡng khiến da khô căng vì nó sẽ kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh hơn để bù lại lượng nước, dầu trên da đã mất khiến lượng dầu tiết da nhiều hơn.
Cả hai loại tẩy da chết hóa học (chứa lactic hay glycolic acid) và tẩy da chết vật lý sử dụng loại hạt nghiền nhỏ mịn, không sắc cạnh đều phù hợp với làn da của bạn, tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cả hai loại tẩy da chết này trong cùng ngày.
Hãy ưu tiên lựa chọn những sản phẩm tẩy da chết có chứa thành phần làm dịu da như lô hội, hoa cúc… Bạn cũng nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa hương liệu, mùi thơm hóa học và thử sản phẩm trên quay hàm trước khi dùng cho toàn mặt.
Những người thuộc tuýp da thường ít khi gặp vấn đề nghiêm trọng về da nhưng nếu da bị thiếu độ ẩm, thiếu nước dẫn đến nếp nhăn thì bạn nên sử dụng sản phẩm dưỡng da có chứa thành phần chống lão hóa, có chức năng thúc đẩy chu trình thay da, làm sáng da, giảm thiểu ảnh hưởng từ các tác nhân môi trường gây hại.
Cả hai loại tẩy da chết hóa học (chứa lactic hay glycolic acid) và tẩy da chết vật lý sử dụng loại hạt nghiền nhỏ mịn, không sắc cạnh đều phù hợp với làn da của bạn, tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cả hai loại tẩy da chết này trong cùng ngày.
Với làn da khô, tẩy da chết hóa học AHAs sẽ là sản phẩm hoàn hảo giúp thúc đẩy chu kỳ thay da mới, tác động đến quá trình sản sinh collagen và ức chế quá trình lão hóa, kéo dài sự tươi trẻ cho làn da.
Cả hai loại tẩy da chết hóa học (chứa lactic hay glycolic acid) và tẩy da chết vật lý sử dụng loại hạt nghiền nhỏ mịn, không sắc cạnh đều phù hợp với làn da của bạn, tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cả hai loại tẩy da chết này trong cùng ngày.
Với tình trạng da thế này, bạn nên sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần chống lão hóa để củng cố lượng peptides trong da, giúp da lấy lại độ săn chắc, đàn hồi và đều màu, hơn.
Thay vì tập trung quá nhiều vào khâu dưỡng ẩm, bạn nên bắt đầu từ việc tẩy da chết đều đặn để loại bỏ lớp da bong tróc, sạm màu. Cả hai loại tẩy da chết hóa học (chứa lactic, malic hay glycolic acid) và tẩy da chết vật lý sử dụng loại hạt nghiền nhỏ mịn, không sắc cạnh đều phù hợp với làn da của bạn, tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cả hai loại tẩy da chết này trong cùng ngày.
Bạn nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da có chứa dầu jojoba, tầm xuân hay các thành phần thảo mộc khác để làm dịu và củng cố hàng rào bảo vệ da. Không nên lạm dụng việc tẩy da chết vì sẽ dễ khiến làn da nhạy cảm thêm kích ứng và có nguy cơ tổn thương.
Tẩy da chết hóa học (sản phẩm có chứa lactic acid là tốt nhất cho làn da nhạy cảm) 3 lần một tuần là đủ để làm sạch da mà không gây bất kỳ tác hại nào.
Nguồn: Marieclaire
Theo Thuỳ Anh/Bi / Trí Thức Trẻ
Nguồn: Pose Media
Chưa có bình luận.