Tỏi đen thực chất là tỏi sống đã được lên men trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao. Ngoài việc có tép màu đen, loại tỏi này có vị dịu nhẹ, dẻo, thơm hơn tỏi sống. Thời gian gần đây tỏi đen được rất nhiều người truyền tai nhau về những công dụng “thần dược” trong việc ngăn ngừa ung thư.
Các công dụng của tỏi đen đói với sức khỏe người dùng
Tác dụng
Cải thiện chức năng tiêu hóa: Có thể giúp cân bằng vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa, đồng thời tăng cường quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Tác động giảm căng thẳng: Tổng hợp chất chống oxy hóa trong tỏi đen có thể có tác dụng làm giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
Tăng cường hệ miễn dịch: Có khả năng kích thích hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật, do đó được dùng cho người bị suy giảm miễn dịch do dùng hóa chất hoặc chiếu xạ, người ốm lâu ngày sức khỏe bị suy kiệt.
Tác động chống vi khuẩn và chống viêm: Tổng hợp hợp chất chống vi khuẩn và chống viêm trong tỏi đen có thể giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và giảm viêm nhiễm trong cơ thể.
Tăng cường sức khỏe tim mạch: Có thể giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và triglycerides, làm tăng cholesterol tốt (HDL). Do đó, chúng tốt cho những người có các vấn đề sức khỏe về tim mạch, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao như người béo, mỡ máu.
Tác động chống ung thư: Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chúng có khả năng ngăn chặn sự phát triển của một số loại ung thư, như ung thư dạ dày và ung thư vú.
Tác động chống oxy hóa: Tỏi đen chứa các chất chống oxy hóa, như flavonoid và polyphenol, có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do sự tác động của các gốc tự do.
Hỗ trợ sức khỏe xương: Tỏi đen có thể cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển và duy trì sức khỏe xương, như canxi và phốt pho.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Một số nghiên cứu cho thấy tỏi đen có khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết và tăng cường hoạt động của insulin, giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.
Tỏi đen còn giúp bảo vệ tốt tế bào gan, hạn chế hiệu quả tình trạng xơ gan, viêm gan,… do tiếp xúc với các chất độc hại, thực phẩm bẩn, rượu bia.
Cách làm tỏi đen tại nhà
Cách chọn mua tỏi ngon, chất lượng
Bạn ưu tiên chọn mua những củ tỏi to, tròn, vẫn còn giữ được độ cứng chắc nhất định, đây là những củ tỏi còn tươi ngon.
Khi lựa tỏi bạn chọn những củ tỏi có vỏ màu trắng có pha màu tím hoặc có màu tím hoàn toàn vì những củ này có hàm lượng dinh dưỡng và thơm hơn tỏi có vỏ trắng hoàn toàn.
Tránh mua tỏi đã mọc mầm, bị mềm, dập vì những tỏi này đã để quá lâu, mất độ ẩm và biến chất.
Làm tỏi đen bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu cần chuẩn bị
1 kg tỏi cô đơn màu trắng, tươi ngon, không bị ẩm mốc và còn nguyên vỏ.
1 lon Bia.
Nồi cơm điện.
Giấy bạc.
Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Cắt bỏ rễ, bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài, cắt bỏ phần cuống tỏi và loại bỏ những củ tỏi hư hỏng ra.
+ Bước 2: Đem các củ tỏi đã sơ chế rửa thật sạch với nước.
+ Bước 3: Phơi khô lượng tỏi này ngoài nắng cho thật ráo nước.
+ Bước 4: Cho bia vào một cái chậuvà bỏ tỏi vào, ngâm trong khoảng 30 phút, sau mỗi 5 phút, bạn cần lấy đũa đảo đều để tỏi ngấm bia nhanh hơn và lên men vi sinh.
+ Bước 5: Hết 30 phút, vớt tỏi ra khỏi bia để ráo, sau đó đặt tỏi lên giữa miếng giấy bạc, bọc kín mọi phía, không để tỏi bị hởrồi cho vào nồi cơm điện.
+ Bước 6: Đậy nắp nồi cơm điện, phủ miếng bọc thực phẩm lên nắp sao cho nắp với lòng nồi cơm điện khép kín. Sau đó nhấn nút khởi động và cài đặt nồi ở chế độ “warm – hâm nóng”, ủ trong vòng 2 tuần.
+ Bước 7: Sau khi ủ thành công, cách bảo quản tỏi đen là trong hộp kín, đặt vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
Lưu ý:
+ Đầu tiên phải chọn tỏi to đều để làm tỏi đen, không quá mỏng vỏ. Ngâm tỏi với bia thì không nên ngâm quá lâu, như thời gian hướng dẫn và phải để tuyệt đối ráo nước rồi mới đưa vào nồi.
+ Khi bóc vỏ, chỉ bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài, không nên bóc lớp vỏ bao quanh tép tỏi.
+ Sau 5-7 ngày thì nên kiểm tra, nếu hơi ướt thì nên đem phơi ngoài nắng để ráo nước rồi hẳn bỏ vào nồi tiếp tục.Nếu đã hoàn thành mà tỏi đen còn bị ướt hay nhão thì nên phơi ngoài bóng râm vài ngày, hoặc dùng quạt để thổi cũng làm bớt ướt.
+ Tỏi đen sau ngày thứ 2 đạt chuẩn khi mở nắp nồi sẽ ngửi thấy mùi thơm như mùi bắp luộc, sờ bên ngoài thân nồi thấy nóng. Tỏi ngày thứ 5 bên trong bắt đầu chuyển màu xám, mùi thơm dịu dịu.Tỏi ngày thứ 9 vỏ màu nâu, ướt, bên trong có màu đen xám. Tỏi ngày thứ 11, bóc vỏ ra thấy tép tỏi đen, vị ngọt chua, ăn thấy mềm, dẻo. Vào ngày thứ 14, tỏi đã đen tuyền, ăn mềm dẻo, chua ngọt đậm, thơm thì có thể sử dụng ngay.
Mẹo ủ tỏi đen bằng nồi cơm điện không bị ướt và khô ráo
+ Nên chọn loại tỏi cô đơn 1 múi sẽ ít nước không bị ướt và khô ráo. Chọn loại tỏi nhiều nhánh thì thành phẩm dễ bị ướt hơn.
+ Bọc thật kín giấy bạc. Nếu bị hở hay có lỗ sẽ khiến hơi nước tràn vào.
+ Nếu làm một số lượng tỏi nhiều, bạn hãy chia nhỏ nhiều phần bọc thành từng gói giấy bạc. Cụ thể, 1 gói giấy bạc khoảng 7-10 củ tỏi tươi. Như vậy, sẽ tăng tỷ lệ thành công làm tỏi không bị ướt, khô ráo.
+ Tỷ lệ ngâm tỏi thích hợp là 1 kg tỏi với 1/3 – 1/2 lon bia.
+ Nếu làm nhiều lớp tỏi thì hãy đảm trở đều các mặt của giấy bạc vài ngày một lần để chúng có thể được tỏa nhiệt đều. Tuy nhiên không mở nồi quá 5 phút để tránh làm mất nhiệt.
+ Trong suốt quá trình ủ tỏi, phải giữ nhiệt đều, không tự ý ngắt nguồn điện của nồi đột ngột.
+ Trong trường hợp tỏi không đạt được kết quả trên: tỏi chưa có màu đen hẳn hoặc còn vị hăng nồng,… Hãy tiếp tục ủ tỏi với thời gian dài hơn để đạt kết quả mong muốn.
Nhược điểm cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện:
+ Cách làm tỏi đen truyền thống này tốn khá nhiều thời gian và công sức.
+ Thời gian lên men tỏi đen dài (từ 2 tuần hoặc nhiều hơn), làm tăng chi phí điện năng.Nồi cơm điện phải khởi động giữ ấm liên tục trong thời gian dài, có thể gây hư hỏng cho nồi hoặc dẫn đến sự cố chập điện, gây nguy cơ cháy nổ cao.
+ Tỏi đen vẫn có thể bị cháy hoặc nhão mặc dù đã được làm đúng theo hướng dẫn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do nguồn điện không ổn định, nhiệt độ không thích hợp,…
+ Trong thời gian lên men tỏi đen, hương tỏi nồng khắp không gian phòng, có thể gây khó chịu.
Cách sử dụng tỏi đen đúng cách
- Dùng tỏi đen trực tiếp
Người trẻ tuổi và trung niên có thể ăn 2-3 củ mỗi ngày.Người già, khả năng tiêu hóa và chuyển hóa yếu hơn thì mỗi ngày 1- 2 củ để tỏi phát huy được tối đa khả năng, công dụng.
Không nên ăn nhiều hơn vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ. Khi ăn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng; và nên ăn riêng, bởi nếu ăn cùng với các gia vị có thể phản ứng và tạo ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Khi ăn, hãy tách hẳn tép tỏi ra khỏi củ, bóc sạch vỏ bên ngoài vỏ và nhấm nháp.
- Dùng tỏi đen ngâm cùng mật ong
Dùng khoảng 125 – 150g tỏi đen nguyên củ đã bóc vỏ cho vào hủ hoặc lọ thủy tinh, rồi đổ mật ong vào cho ngập kín lọ, ngâm trong 3 tuần. Trước mỗi bữa ăn 30 phút bạn ăn 1 củ tỏi ngâm mật ong để cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất.Đây là cách sử dụng tỏi lên men được đánh giá cao với khả năng điều trị cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,… vô cùng hiệu quả.
- Uống nước ép tỏi đen
Cho 3-5 gam tỏi đen đã bóc vỏ cùng 50ml nước ấm cho vào máy xay nhuyễn, lọc bỏ bã là có thể uống được. Nước ép tỏi đen có thể dùng bất kì lúc nào trong ngày.
- Dùng tỏi đen ngâm cùng với rượu
Cho 250g tỏi đen nguyên củ đã bóc bỏ vỏ ngâm với 1 lít rượu trắng trong lọ thủy tinh, sau khoảng 10 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần uống 30-40 ml và nên uống sau bữa ăn sẽ giúp phát huy tốt đa công dụng của rượu tỏi đen.
Những lưu ý khi dùng tỏi đen
Tỏi đen tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai dùng cũng tốt, sau đây những đối tượng không nên dùng tỏi đen:
– Phụ nữ mang thai.
– Những người có thể trạng nóng trong.
– Người đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc có tiền sử dị ứng với tỏi thì không nên ăn.
– Người mắc các bệnh về gan, thận, mắt không nên ăn quá nhiều.
– Người bị huyết áp thấp hoặc mắc bệnh tiêu chảy.
Nên dùng tỏi trong hoặc ngay sau bữa ăn vì nếu không ăn no thì dịch trong tỏi tiết ra sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày.
Những bài thuốc hay từ tỏi đen
Bí quyết khử hôi miệng sau khi ăn hành, tỏi hiệu quả nhất
Món cánh gà nướng tỏi ớt tuyệt ngon cho bữa cơm tối càng hấp dẫn
9 loại thảo mộc, gia vị chữa bệnh, giúp cơ thể chống lại chứng viêm mạn tính, phòng bệnh
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.