Lăn kim là một thuật ngữ chung cho quá trình di chuyển một thiết bị đặc biệt trên da của bạn, thiết bị đó có một con lăn với nhiều mũi kim nhỏ gắn trên nó (thường là kim loại). Có nhiều loại khác nhau của các thiết bị lăn kim với tên sản phẩm khác nhau. Thứ nhất là là dụng cụ lăn kim bằng tay (thủ công) được gọi là Dermaroller. Ngoài ra còn có các thiết bị được vận hành bằng máy như Dermapen hoặc Dermastamp.
Đối tượng không nên sử dụng phương pháp lăn kim?
– Sẹo lồi
– Eczema, Psoriasis, mụn đang sưng, Rosacea, hoặc tình trạng da mãn tính khác
– Actinic (Solar) Keratosis
– Tiểu đường (vết thương chậm hồi phục)
– Nốt ruồi nổi, mụn cóc, hoặc vùng da đang bị tổn thương
– Herpes Simplex hoặc nhiễm Zoster (lăn kim có thể sẽ làm lan truyền nhanh hơn)
– Mẹ có thai hoặc cho con bú (lăn kim với chiều dài thích hợp có thể tạo ra collagen, quá trình tạo ra collagen thì có thể sẽ ảnh hưởng đến lượng vitamin và dưỡng chất khi nuôi em bé trong bụng hoặc trong sữa mẹ)
Những trường hợp tuyệt đối không sử dụng phương pháp lăn kim để trẻ hóa da?
– Scleroderma – Xơ cứng bì
– Blood clotting problems – Tình trạng máu không đông
– Collagen vascular diseases – Các bệnh mạch máu collagen
– Cardiac abnormalities – Bất thường về tim mạch
– Immunosuppression – Ức chế miễn dịch
– Active bacterial or fungal infections – Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm
– Scars less than 6 months old – Sẹo dưới 6 tháng tuổi
– Facial Botox or fillers injected within the last 6 weeks – Tiêm botox hoặc filler trong vòng 6 tuần trở lại
Có nên sử dụng lăn kim hằng ngày?
Không nên sử dụng lăn kim hằng ngày vì lăn kim sẽ tạo ra vết thương trên da. Nó cần có thời gian để phục hồi. Nếu bạn lăn kim liên tục sẽ làm cho da của bạn tổn thương liên tục.
Có nên tự mua kim về nhà tự lăn?
Không nên tự ý lăn kim ở nhà vì bạn sẽ không kiểm soát được chất lượng kim bạn mua, số lần lăn, khả năng làm sạch sâu da trước khi tiến hành lăn kim, tiệt trùng v.v. Do đó nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương nặng sẽ cao. Bạn cần chọn cơ sở clinic hoặc spa có bác sĩ uy tín để đảm bảo các kỹ thuật cần có.
Có khả năng nhiễm trùng không?
Tại các spa nhỏ hoặc không uy tín các kỹ thuật viên có thể tao tác lăn kim cho bạn mà không đảm bảo về vô trùng, đảm bảo các bước làm sạch da thì việc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng là hoàn toàn có thể xảy ra.
Có thể lây nhiễm những bệnh gì qua phương pháp lăn kim
Với các kim được tái sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, HIV, AIDS, viêm gan
Tác dụng phụ thường gặp là gì?
Sưng, đỏ, rách mô liên kết, thủng mạch và mao mạch máu dẫn đến hình thành các ổ tụ huyết cầu dưới da làm da sạm đen sau khi lăn kim.
Lăn kim có thật sự tăng cường sự xâm nhập các thành phần vitamin, tế bào gốc v.v vào da?
Chắc hẳn bạn đã từng nghe dùng lăn kim để cải thiện và tăng sự xâm nhập của tất cả mọi thứ từ Vitamin C, Retinoids, Hyaluronic acid, thậm chí còn tuyên bố rằng các tế bào gốc và các yếu tố tăng trưởng có thể được sử dụng ở nhà với các thiết bị này có thể hấp thụ vào da. Các tài liệu của FDA đều nhắc đến là các tế bào gốc không thể làm việc khi bôi trực tiếp lên da bằng phương pháp này. Hơn nữa lăn kim với mong muốn các thành phần chăm sóc da sẽ xâm nhập sâu vào da để tốt hơn cho da tuy nhiên logic ở đây là các thành phần như: chất chống oxy hóa, hoạt tính chống nắng… phải ở trong các lớp trên cùng của da mới có thể bảo vệ da chống lại các tác nhân bên ngoài.
Mọi phương pháp đều có tác dụng phụ của nó tuy nhiên để đảm bảo an toàn chúng ta nên chọn các cơ sở uy tín, các bác sĩ có kiến thức về thẩm mỹ, về da. Quá trình làm đẹp và trẻ hóa da là một quá trình lâu dài không phải là vì một lọ kem hay một phương pháp.
Các câu hỏi về phương pháp lăn kim trong trẻ hóa da
Bài liên quan:
+ Kiến thức cần có trước khi thực hiện phương pháp lăn kim trẻ hóa da mặt
+ Những câu hỏi thường gặp trong trẻ hóa làn da
+ Đối tượng chống chỉ định tuyệt đối với phương pháp lăn kim trẻ hóa da mặt
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.