Thứ Tư, 12/06/2019 | 22:09

Các bệnh nhân băn khoăn gì khi được bác sĩ chỉ định nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là một trong những cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư đại trực tràng cũng như các bệnh lý viêm nhiễm khác.

Các câu hỏi thường gặp khi nội soi đại tràng

Khi nào bạn cần thiết phải đi soi đại tràng?

+ Khi trước đó bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh viêm, loét, u đường tiêu hóa dưới, với mục đích xác định chẩn đoán độ lan rộng, bản chất u, rà soát của bệnh như ung thư hóa.

+ Rà soát phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm với những người có nguy cơ cao: đa polyp đại tràng, polyp đại tràng có tính chất gia đình, kiểm tra sau khi cắt polyp đại tràng hóa ác qua nội soi, sau cắt đoạn ruột điều trị u đại tràng, viêm loét đại trực tràng…

+ Kiểm tra, đánh giá bản chất các tổn thương gây hẹp đại tràng.

+ Có bất thường trên phim chụp X quang khung đại tràng cản quang nhưng không xác định rõ được

Soi đại tràng có nguy hiểm không?

Nội soi đại tràng là một thủ thuật tương đối an toàn. Tuy nhiên, do đại tràng dài và xoắn nên khi nội soi, bệnh nhân sẽ hơi cảm thấy đau, tức ở vùng đại tràng.

Soi đại tràng có đau không?

Nội soi đại tràng có thể rất đau với những người kém chịu đau và rất khó chịu đối với một số khác. Sau khi soi đại tràng, bệnh nhân thường có cảm giác đầy bụng. Nguyên nhân chủ yếu là do bác sỹ bơm hơi trong quá trình đi vào để đại tràng giãn ra, dễ soi hơn. Cảm giác này chỉ kéo dài tối đa 1 giờ sau khi nội soi.

Có phương pháp nội soi đại tràng nào không đau không?

Có. Có 2 phương pháp soi đại tràng: nội soi không đau (nội soi gây mê), và nội soi không gây mê. Soi đại tràng có gây mê bạn sẽ tỉnh dậy sau khi bác sĩ hoàn thành xong thủ thuật soi, bạn không hề có cảm giác đau đớn. Tuy nhiên nếu chọn lựa phương pháp soi đại tràng gây mê, bạn cần bố trí thời gian và một người đi cùng để đưa bạn về nhà an toàn.

Biến chứng của thủ thuật nội soi đại tràng là gì?

Soi đại tràng là thủ thuật khá an toàn tuy nhiên một số trường hợp hiếm gặp là bệnh nhân có đại tràng quá xoắn, nội soi khó, có thể có viêm nhiễm trong đại tràng, làm vách ruột mỏng đi, ở bệnh nhân đã phẫu thuật ổ trong ổ bụng.

Có phải nhìn ăn trước khi soi không?

Người bệnh phải nhịn ăn trước khi nội soi ít nhất 8 giờ, không uống sữa, không ăn các loại quả có hạt nhỏ (như ổi, thanh long, dưa hấu…)

Có phải uống thuốc gì trước khi soi đại tràng không?

Bệnh nhân có thể phải sử dụng Fortran hoặc Fleet Phospho-Soda để làm sạch đại tràng, làm quá trình soi đại tràng dễ dàng hơn. Có thể dùng 3 gói Fortan pha với 3L nước hoặc hòa 1 chai Fleet Phospho-Soda 200ml uống thêm 2,5 lít nước nữa và uống dần trong vòng 2 – 3 giờ. Xoa bụng để đi ngoài hết phân.

Chi phí cho một cuộc soi là bao nhiêu?

Chi phí cho cuộc soi đại tràng không gây mê khoảng 350.000 đồng.

Chi phí cho cuộc soi đại tràng có gây mê giá khoảng 1.200.000 đồng

Bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật như thế nào?

Bệnh nhân được hướng dẫn thay quần để chuẩn bị tiến hành thủ thuật. Sau khi nằm lên bàn soi theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc điều dưỡng, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi dài khoảng 1,3m – 1,6m đưa qua hậu môn vào lòng đại trực tràng đến điểm cuối là hồi manh tràng (vị trí ruột thừa và đoạn cuối của ruột non). Bác sĩ sẽ quan sát các tổn thương trong quá trình đẩy ống soi vào và rút ống soi ra. Nếu có tổn thương bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân hoặc người nhà, tiến hành các thủ thuật can thiệp.

Địa chỉ uy tín thực hiện thủ thuật nội soi phát hiện ung thư dạ dày, đại tràng giai đoạn sớm:
Phòng khám Phương Mai – Chuyên khoa khám Nội, nội soi tiêu hóa, siêu âm
Địa chỉ: Số 3 ngõ 38 Phương Mai, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, TP.HN
Điện thoại: 092 999 3638
***** Chuyên môn: Tư vấn, thực hiện kỹ thuật, chẩn đoán bởi các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nội soi, tiêu hóa tại Bệnh viện Bạch Mai.
***** Trang thiết bị: Công nghệ mới, dàn máy móc hiện đại nhất hiện nay.
“Thận trọng, chính xác, tận tâm, hết lòng vì sự an toàn và sức khỏe của người bệnh là giá trị cốt lõi của chúng tôi”

Các câu hỏi thường gặp khi nội soi đại tràng
Các câu hỏi thường gặp khi nội soi đại tràng tại phòng khám Phương Mai

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh đại tràng chức năng

+ Viêm loét đại trực tràng chảy máu: nguyên nhân, dịch tễ

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook