Sự tăng sinh và bài tiết của buồng trứng khiến hiện tượng kinh nguyệt xảy ra
Hormon của buồng trứng có 2 dạng chủ yếu: Estrogen và progesteron. Tác dụng của estrogen là để kích thích sự phát triển của cơ quan sinh dục, lớp mỡ dưới da, giọng nói, tăng lưu lượng máu đến các niêm mạc chức năng… Progesteron có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc tử cung phát triển thùy tuyến của tuyến vú.
– Ở giai đoạn tăng sinh của buồng trứng:
Sau khi hành kinh, các mô đệm của niêm mạc tử cung mỏng đi, do lượng hormon estrogen tăng lên kích thích sự phát triển các mô đệm của niêm mạc tử cung vì vậy niêm mạc tử cung dày lên, độ dày có thể đạt tới 3 – 4mm. Lúc đó estrogen kích thích sự phát triển của các nang trứng, tăng kích thước của nang trứng. Hormon progesteron giúp cho nang trứng căng phồng khiến nang mỏng lại. Điểu này khiến cho nang trứng vỡ dẫn đến hiện tượng phóng noãn.
– Giai đoạn bài tiết của buồng trứng:
Sau khi phóng noãn dưới tác động của hormon estrogen một số tế bào còn lại ở vỏ nang trứng vỡ được biến đổi nhanh để trở thành tế bào hoàng thể phát triển to lên có màu vàng nhạt, sau đó các tế bào này bài tiết và thoái hóa.
Dưới tác động của hormon progesteron các mạch máu ở niêm mạc tử cung phát triển cung cấp nhiều lượng máu cần thiết cho niêm mạc tử cung, khiến cho bề dày của niêm mạc này tăng lên tới 5 – 6mm.
Trong giai đoạn cuối của giai đoạn bài tiết của buồng trứng, lượng hormon estrogen và progesteron giảm xuống đột ngột dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ở người phụ nữ.
Buồng trứng biến đổi như thế nào khi có kinh nguyệt
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.