Thứ Tư, 27/11/2019 | 10:20

Nâng cung chân mày hay treo chân mày thực chất chỉ là một tiểu phẫu đơn giản trong các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ. Trong đó, các bác sĩ sẽ tác động ngay viền chân mày trên hoặc dưới tùy theo tình trạng thực tế của bạn. Tại vị trí đường cắt này mà bác sĩ sẽ khéo léo loại bỏ đi những tế bào mỡ thừa có tại vùng mắt và kéo căn chỉnh lại phần da để cắt bỏ đi phần da thừa. Cuối cùng, bác sĩ dùng chỉ thẩm mỹ sinh học để đóng kín lại vết cắt với đường khâu theo đúng hướng sinh trưởng của chân mày giúp không làm lộ đường khâu.

Để đảm bảo nhất cho tính thẩm mỹ của chân mày thì thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định nên thực hiện cùng phun xăm chân mày. Việc ứng dụng thêm phương pháp này sẽ giúp cho đôi mắt của bạn trở nên đẹp, tươi trẻ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, mặc dù nâng cung mày chỉ là một tiểu phẫu đơn giản nhưng vẫn có thể xảy ra biến chứng làm ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ lẫn sức khỏe đôi mắt của bạn như sưng nề, chảy máu, bầm tím kéo dài, viêm nhiễm, sẹo, sụp mí do đứt gãy cơ nâng mi,…

Nâng chân mày có nhiều phương pháp:

+ Treo chân mày nội soi.

+ Nâng chân mày sọ não.

+ Nâng chân mày đường chân tóc.

Tuy nhiên phương pháp nâng chân mày nội soi hiện đang được sử dụng nhiều nhất

Các biến chứng và tác dụng phụ

Bạn thường đau rất ít sau khi nâng chân mày, nhưng sẽ cảm thấy hơi khó chịu cũng như cảm giác thắt chặt vùng trán. Sưng và bầm tím là những tác dụng phụ phổ biến trong 10 ngày đầu sau khi phẫu thuật. Hầu như các tác dụng này sẽ biến mất sau khoảng 2 tuần.

Nâng chân mày gây ra nhiều biến chứng khác:

+ Để lại nhiều sẹo.

+ Xuất hiện nhiều nếp nhăn

+ Dù đã treo chân mày nhưng tình trạng mắt sụp vẫn như cũ.

+ Thay đổi cảm giác của da.

+ Biến dạng mặt

+ Vị trí lông mày bất đối xứng:

Nâng chân mày có thể dẫn đến bất đối xứng, một hoặc cả hai lông mày bị nâng lên quá cao. Tuy nhiên, sự bất đối xứng thường xuất hiện trong quá trình lành vết thương. Hình thái chân mày hoặc các vấn đề về vị trí có thể được điều trị thông qua phẫu thuật bổ sung.

+ Vấn đề về tóc đối với phương pháp nâng chân mày đường chân tóc:

Nâng chân mày có thể làm đường chân tóc cao lên hoặc rụng tóc tại chỗ bị rạch. Nếu tình trạng rụng tóc không tự hết, bác sĩ có thể cách cắt bỏ vết sẹo hoặc ghép tóc.

+ Nhiễm trùng:

Giống như bất kỳ loại phẫu thuật nào khác, nâng chân mày cũng có nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng

+ Phản ứng bất lợi khi gây mê.

Lưu ý:

Kỹ thuật nâng chân mày đòi hỏi các bác sĩ có trình độ tay nghề khéo léo mới giúp cho việc xoá nếp nhăn, da mặt căng đều, che giấu được sẹo thành công, tránh không làm xuất hiện them sẹo mới.

Tư vấn chuyên môn cũng vô cùng quan trọng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ quyết định thực hiện phương pháp nào ví ụ nếu sụp mí do lão hóa ở vùng trán làm chân mày chẩy xệ thì chỉ định treo chân mày là hợp lý nhưng nếu người phụ nữ vùng trán không lão hóa chỉ lão hóa ở vùng dưới chân mày tạo nên hiện tượng sụp mí thì bác sĩ lại phải chọn phương pháp cắt mắt hai mí, xử lý da thừa vùng mí và lấy mỡ thừa. Một số trường hợp hạn chế, các nếp nhăn vùng trán, vùng chân mày lõm sâu hoặc mắt sụp mí nhiều thì treo bằng chỉ không hiệu quả. Như vậy bạn luôn phải yêu cầu gặp bác sĩ chuyên môn sẽ thực hiện cho bạn để được nghe chính xác những gì họ quyết định sẽ làm cho bạn

Kinh nghiệm đi thẩm mỹ hay thực hiện bất kỳ một phẫu thuật nào bạn cũng nên đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín, tìm hiểu thông tin về bác sĩ sẽ thực hiện cho bạn: có khéo tay không, các trường hợp thực tế bác sĩ đã thực hiện.

Và một điều quan trọng vô cùng làtránh tình trạng chỉ nghe các bạn tư vấn không có kiến thức câu kéo mà bạn ra quyết định. Điều này có thể sẽ khiến bạn tiền mất tật mang

Nếu thấy bất kỳ các triệu chứng nào như khó thở, đau ngực, nhịp tim bất thường bạn gọi điện lại cho bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế để được tư vấn y khoa kịp thời.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook