Có thể các đấng mày râu sẽ khá long ngóng và lo lắng khi vợ chuyển dạ sinh con. Nhưng dù có bất ổn tâm lý thế nào thì cũng ghi nhớ lấy những điều sau, bởi những bí kíp này chính là “liều thuốc” tinh thần hiệu quả xoa dịu cơn đau cho bà xã nhà bạn đấy!
1/ Tâm trạng thay đổi đột ngột
Đừng lo lắng khi vợ bạn có sự thay đổi tâm trạng đột ngột lúc cô ấy đã sẵn sàng để sinh bé ra. Giai đoạn chuyển biến này có nghĩa là những cơn co thắt của vợ bạn bắt đầu mạnh và càng lúc càng gần nhau hơn. Cô ấy có thể khóc, người run rẩy, thậm chí là giận dữ với bạn. Miễn sao cơn đau của vợ bầu được giảm thì thậm chí có la hét, chửi bới bạn cũng nhớ cảm thông và dịu dàng nhé!
Chuyển dạ là một quá trình kéo dài và gây đau đớn cho người phụ nữ
2/ Động viên
Liên tục động viên vợ rằng việc sinh con sẽ ổn thôi. Duy trì giao tiếp bằng mắt với cô ấy cũng giúp ích rất nhiều. Những cơn đau tăng dần khi cô ấy cố rặn có thể rất khủng khiếp và khiến cô ấy kiệt sức. Hãy luôn nhắc nhở với vợ rằng cô ấy đang làm rất tốt và em bé sẽ sớm ra đời thôi.
3/ Nắm tay vợ trong suốt quá trình vượt cạn
Hãy nắm tay người bạn đời của mình trong suốt quá trình cô ấy gắng sức rặn em bé ra nhé. Không chỉ là cô ấy có thể nắm tay bạn thật chặt để giảm sự đau đớn từ những cơn co thắt, việc chạm tay và sự hiện diện của bạn sẽ làm cô ấy vững tâm hơn, đồng thời cũng giúp bạn bình tĩnh và kiềm chế giọng nói của mình.
4/ Kiểm soát cảm xúc
Tập giấu đi cảm xúc của mình trong suốt quá trình sinh nở nhé. Chứng kiến người mình yêu thương chịu quá nhiều đau đớn có thể khiến bạn cảm thấy bị chấn động tâm lý. Vài ông bố còn cảm thấy giận dữ và la mắng các bà đỡ. Nhưng hãy nhắc nhở bản thân rằng sự đau đớn này là hoàn toàn tự nhiên và nếu có chuyện gì đó không ổn, các nhân viên y tế sẽ nói với bạn.
5/ Giúp vợ tìm tư thế giảm đau thích hợp
Giúp vợ thay đổi những tư thế cô ấy muốn trong suốt quá trình sinh con. Việc rặn em bé trong tư thế đứng thẳng đồng nghĩa với việc bạn có thể dùng trọng lực để giúp việc sinh nở dễ dàng hơn, ví dụ như khi cô ấy quỳ gối và chống tay xuống dưới đất, hoặc đứng dựa lựng vào tường hay một cái ghế nào đó, còn nếu như cô ấy chỉ nằm trên giường thì phần xương chậu sẽ không mở ra nhiều và chỉ tạo thành một lối ra hẹp hơn cho em bé.
Chưa có bình luận.