Cơ chế bệnh sinh và bệnh căn bệnh than: là một bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt do Bacillus Anthracis gây nên. 1876 R.Koch phân lập vi khuẩn than trên môi trường nhân tạo và phát hiện ra bào tử. 1881 Pasteur thành công trong chế vacxin phòng bệnh than cho động vật.
Vi khuẩn than hình trực khuẩn, to hai đầu và vuông. Kích thước 1-3 x 4- 10 micromet, xếp từng con riêng rẽ hay thành chuỗi dài (Gram dương). Tồn tại lâu ở ngoại cảnh hay môi trường nuôi cấy. Vi khuẩn không di động chúng tạo vỏ và vỏ là yếu tố độc lực của vi khuẩn.
Đề kháng:
– Thể dinh dưỡng dễ bị diệt bởi các yếu tố lý hoá bình thường.
– Thể bào tử có sức đề kháng cao, trong đất tồn tại vài chục năm. Bào tử bị phá huỷ ở nhiệt độ sôi sau 60 phút, sức nóng khô 140°C sau 3 giờ, nhiệt độ ướt 120 °C sau 15 phút.
Khả năng gây bệnh:
Độc lực :
– Vỏ là yếu tố độc lực quan trọng giúp cho vi khuẩn không bị thực bào.
– Độc tố: có ngoại độc tố, là “yếu tố tử vong” có tính xâm l ược tố giúp vi khuẩn khuyếch tán nhanh. Ngoại độc tố vi khuẩn than có tính kháng nguyên yếu nên không dùng để chế giải độc tố được.
Gây bệnh cho người: người mắc bệnh trong các trường hợp qua vết xây xát ở ngoài da do tiếp xúc với các chất thải của động vật ốm hoặc khi làm thịt các động vật chết vì bệnh than. Ngoài ra còn gặp trong các trường hợp ăn thịt bị nhiễm khuẩn chưa nấu chín, hoặc mắc bệnh khi hít phải vi khuẩn từ bệnh nhân mắc bệnh thể phổi, hoặc các thao tác không đảm bảo quy định ở các phòng thí nghiệm gây bắn các canh trùng ra ngoài. Đường lây bệnh than chủ yếu ở người là qua da (94- 95%), qua ăn uống (0,5 – 0,7 % ), qua khí dung (aerôzon ) (0,3%).
Miễn dịch: người khỏi bệnh có miễn dịch lâu bền, bị lại rất hiếm.
Gây bệnh cho động vật: bệnh than (bệnh nhiệt than) là bệnh của các loài vật ăn cỏ: cừu hay gặp nhất, sau đó đến trâu, bò, ngựa, dê. Các súc vật chết thư ờng do bị nhiễm khuẩn huyết. Động vật mắc bệnh do ăn cỏ uống n ước nhiễm bào tử than. Ngoài ra còn có thể bị do côn trùng đốt (ruồi trâu, muỗi, vắt).
Động vật thí nghiệm cảm nhiễm với trực khuẩn than nhất là chuột lang và chuột nhắt trắng.
ở Pakistan ấn độ, I Ran, Trung á, Mông cổ, Nam Phi, bệnh này gặp nhiều hơn. ở Australia, Trung Mỹ, Châu Âu và Mỹ bệnh gặp ít hơn và được phát hiện sớm không bị bỏ sót. ở từng vùng nhất định, ngư ời bị nhiễm trùng trực tiếp từ gia súc và gây bệnh cấp tính nguy hiểm ngay cả ở trẻ em cũng bị bệnh này. Bệnh có thể lây truyền qua côn trùng (còn chưa được khẳng định). ở Đông Âu sự lây truyền qua động vật là hiếm. Như ng đôi khi thấy ở ng ười bán thịt. Một số trường hợp lây nhiễm từ da, mũ, áo lông cừu nhập từ ấn Độ, Pakistan, Châu Phi bệnh đặc biệt nguy hiểm ở những ng ười khuân vác, công nhân trong các nơi tẩy uế, hoặc những người lao động chân tay, sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp. Sự lây truyền có thể qua các chấn thương da. Ngoài ra qua đ ường tiêu hoá hoặc qua hít thở không khí có các nha bào vi khuẩn.
Vi khuẩn Anthracis gây ra thâm nhiễm tổ chức, hoại tử, xuất huyết và biểu hiện bằng phù các sợi gelatin. Vi khuẩn tăng sinh số lư ợng lớn ở da và từ đó nhiễm vào máu và gây nhiễm trùng nơi khác.
Triệu chứng lâm sàng:
Tổn thương da là các mụn mủ khác thường hay gặp ở vùng da hở đặc biệt mặt, cổ, tay hoặc cánh tay, có thể một chỗ hoặc nhiều nơi bị bệnh. Từ 1- 5 ngày sau nhiễm trùng da phát triển vào vùng lân cận, phỏng nước vỡ ra và tạo nên vảy máu, xung quanh là đỏ và phù có thể có mụn nước nhỏ xung quanh. Hạch limphô sưng và có thể mềm ra, bề mặt da trên hạch bóng láng. Nhiều trường hợp bề mặt tổn thư ơng lâm sàng là đa dạng và có khi chủ yếu là phỏng nước.
Triệu chứng chung xuất hiện sau 3-4 ngày có mụn mủ ở da, khi da tổn thương loét hoặc hoại tử thì toàn trạng suy sụp, sốt cao, mê sảng, nhiễm trùng huyết và thậm chí dẫn tới tử vong. Nếu ở thể trung bình bệnh kéo dài từ 1- 3 tuần.
Tỷ lệ tử vong ở thể loét da hoại tử từ 5- 20 %. Phù nề và nhiễm trùng huyết là yếu tố để tiên lượng. Điều trị kháng sinh sớm. Tiên lượng bệnh sẽ tốt hơn.
Chẩn đoán:
– Bệnh phẩm Lấy mủ ở chỗ loét, máu, đờm, phân, các mẫu vật phẩm khác: da, lông, xương sữa…
– Phương pháp soi kính hiển vi: Làm tiêu bản nhuộm Gram phát hiện hình thể, xem khả năng tạo bào tử, tạo vỏ.
– Phương pháp phân lập: Bệnh phẩm cấy vào:
Môi trường thạch máu 5 %.
Môi trường thạch thường.
Sau 18- 24 giờ ở tủ ấm 37oC, xem tính chất mọc vi khuẩn. Tách các khuẩn lạc nghi ngờ sang môi trường canh thang và sau đó thử các tính chất sinh hoá học.
– Song song tiến hành tiêm bệnh phẩm d ới da chuột nhắt trắng hay chuột lang, chuột sẽ chết sau 1-2 ngày, mổ chuột lấy phủ tạng làm tiêu bản và nuôi cấy để phân lập thuần khiết.
– Các phươ̛ng pháp khác:
Làm phản ứng Ascoli: là phản ứng kết tủa của vòng ở điều kiện ấm trong ống nghiệm nhỏ. Thường dễ phát hiện kháng nguyên than ở lông, da hoặc phủ tạng động vật nghi ngờ vì bệnh than. Phản ứng tiến hành nhờ có kháng huyết thanh đặc hiệu chế sẵn.
Các phản ứng chẩn đoán nhanh: miễn dịch, huỳnh quang, phản ứng hạt chai (penicilin làm biến hình vi khuẩn than) hoặc chẩn đoán bằng phagie đặc hiệu.
Chẩn đoán phân biệt:
Nhiễm khuẩn tụ cầu trùng, Blastomycosis, Sporotrichosis ở Bắc Mỹ rất giống với Anthrax
trong các thực nghiệm nhiễm cầu trùng vùng trung tâm tổn thương là vẩy tiết máu màu đen vùng xung quanh là phù nề và đỏ da, tiến triển cấp tính, không có biểu hiện viêm đường bạch mạch điều đó là khác với Anthra.
Điều trị:
Tiêm bắp thịt penicilin 600.000 UI trong 7- 10 ngày.
Hoặc Tetraxilin 0,50 g x 5 viên 1 ngày nếu có tình trạng nhiễm độc nên dùng cocticoid, tiêm có tác dụng.
Vắc xin có thể được sử dụng cho những ai tiếp xúc với những yếu tố có khả năng gây bệnh. Nhưng tốt nhất là kiểm tra chặt chẽ các bệnh của động vật và các sản phẩm của nó.
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.