Thứ Năm, 02/08/2018 | 17:18

Ống động mạch là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh còn ống động mạch, biện pháp điều trị ống động mạch như thế nào?

Ống động mạch là gì?

Ống động mạch (DA) là một mạch máu bình thường trong cơ thể, có nhiệm vụ kết nối hai động mạch chính – động mạch chủ và động mạch phổi – giúp đưa máu từ tim ra nuôi cơ thể bào thai. Ống động mạch đưa máu ra khỏi phổi, trực tiếp nuôi cơ thể.

Khi bào thai nằm trong bọc nước ối, phổi không được sử dụng vì bé nhận oxygen trực tiếp từ nhau thai của người mẹ. Khi trẻ sơ sinh bắt đầu sử dụng phổi để thở, ống động mạch không còn cần thiết và thường bít lại trong vòng 2 ngày đầu tiên sau sinh do tác dụng của sự sụt giảm Prostaglandin E2 và tăng nồng độ O2 máu nhờ động tác thở. Tần suất của bệnh là 9.8% trong các bệnh TBS.

Tuy nhiên, khi ống động mạch không bít lại sẽ dẫn đến bệnh lý được gọi tên là “Còn ống động mạch (ống Botal)” (patent ductus arteriosus – PDA), Còn ống động mạch là tình trạng ống động mạch nối giữa động mạch chủ và động mạch phổi trong thời kỳ bào thai không bị tắc lại sau khi bệnh nhân sinh ra (thông thường ống này sẽ hoàn toàn tắc lại trong vòng 2 tháng sau đẻ), mà vẫn tiếp tục tồn tại và hoạt động kéo dài, khi đó máu giàu oxygen từ động mạch chủ bị trộn lẫn với máu nghèo oxy trong động mạch phổi. Kết quả là phổi nhận quá nhiều máu đổ về, gây tăng gánh cho tim và làm tăng huyết áp động mạch phổi.

Còn ống động mạch thường liên quan đến tiền sử mẹ nhiễm Rubella trong những tháng đầu thai nghén, một số trường hợp có yếu tố gia đình.

Là bệnh lý hay gặp ở trẻ đẻ non, hầu hết có kèm theo các bệnh lý tim mạch khác.

Phẫu thuật Còn ống động mạch đầu tiên do Gross tiến hành năm 1938 trên 1 bệnh nhân 7 tuổi. Năm 1963, Powell và De Canq lần đầu tiên mổ đóng Còn ống động mạch cho trẻ đẻ non. Năm 1977, Rashkin và Cuaso tiến hành đóng Còn ống động mạch qua da thành công

Sinh lý bệnh Còn ống động mạch

Ống động mạch tồn tại trong quá trình phát triển của bào thai, tạo sự thông thương giữa động mạch chủ và động mạch phổi. Sau khi trẻ sinh ra đời bình thường ống động mạch đóng lại.

Khi trẻ sinh ra nếu ống động mạch vẫn còn tồn tại gây luồng thông trái-phải gây quá tải tuần hoàn phổi, nhĩ trái và thất trái. Sự quá tải tuần hoàn phổi gây nên các biểu hiện hô hấp, tăng áp lực động mạch phổi và giãn động mạch phổi, giãn nhĩ trái và thất trái, giảm huyết áp tâm trương. Sự tăng áp lực động mạch phổi có thể xảy ra từ rất sớm.

Nếu kích thước của ống động mạch nhỏ, nguy cơ chủ yếu là viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Nếu kích thước ống động mạch lớn sẽ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của trẻ từ lúc sinh đến 12 tháng sau sinh và làm tăng áp lực động mạch phổi.

Nguyên nhân bệnh Còn ống động mạch

Nguyên nhân của bệnh còn ống động mạch vẫn chưa được biết rõ, nhưng có thể do yếu tố di truyền.

Còn ống động mạch thường gặp ở trẻ sinh non và gặp ở nữ nhiều gấp hai lần nam. Bệnh cũng thường gặp ở trẻ bị hội chứng suy hô hấp sơ sinh, rối loạn di truyền (như hội chứng Down), và trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh sởi Đức (Rubella) trong khi mang thai.

Trong đa phần các trường hợp trẻ mắc bệnh còn ống động mạch nhưng có cấu trúc tim bình thường, ống động mạch sẽ co lại và tự biến mất trong vài ngày đầu sau sinh. Một số ống động mạch sẽ tự đóng khi trẻ được một tuổi.

Ở trẻ sinh non, ống động mạch có nhiều khả năng tiếp tục mở, đặc biệt là nếu trẻ có bệnh phổi. Lúc này cần xem xét các biện pháp điều trị đóng ống động mạch.

Ở trẻ có dị tật tim kèm theo làm giảm lưu lượng máu từ tim đến phổi hoặc làm giảm lưu lượng máu giàu oxygen cho cơ thể, lúc ấy ống động mạch tồn dư kéo dài có thể có lợi ích cho trẻ, bác sĩ có thể kê thuốc để giữ ống động mạch tiếp tục mở.

Triệu chứng – Xét nghiệm cận lâm sang bệnh Còn ống động mạch

Ở trẻ có ống động mạch lớn, có thể có các triệu chứng như:

+ Mạch nẩy mạnh.

+ Thở nhanh.

+ Biếng ăn.

+ Khó thở.

+ Đổ mồ hôi khi ăn.

+ Nhanh mệt mỏi.

+ Tăng trưởng kém

Khi nghi ngờ trẻ có bệnh PDA, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để khám âm thổi ở tim – triệu chứng thường gặp ở trẻ bị bệnh PDA. Ngoài ra có thể cần đến các xét nghiệm cận lâm sàng, như:

Xquang.

Điện tâm đồ. Xét nghiệm đo hoạt động điện của tim và có thể cho thấy liệu tim có bị giãn lớn hay không.

Siêu âm tim. Xét nghiệm sử dụng sóng siêu âm để chẩn đoán bệnh lý tim. Sóng phát ra từ máy dội vào các bộ phận của tim, thông qua đó gián tiếp thấy được hình ảnh tim. Ở những trẻ bị còn ống động mạch, siêu âm cho thấy độ lớn của ống động mạch và khả năng đáp ứng của tim.

Điều trị bệnh Còn ống động mạch

Nguyên tắc điều trị:

– Đóng ống động mạch.

– Phòng ngừa và điều trị biến chứng

Ba biện pháp điều trị cho còn ống động mạch bao gồm:

Sử dụng thuốc.

Đặt catheter.

Phẫu thuật.

– Đóng ống động mạch:

Đống ống động mạch bằng thuốc.

+ Trong giai đoạn sơ sinh, ống động mạch đóng chậm, có thể dùng Indomethacin 0.1 mg/kg/ngày TM hay uống trong 6 ngày. Chống chỉ định Indomethacin khi trẻ bị suy thận, rối loạn đông máu hay viêm ruột hoại tử.

+ Ibuprofen có tác dụng tương tự Indomethacin trong thông liên nhĩ nhưng có ít tác dụng phụ hơn.

–  Đóng ống động mạch bằng can thiệp nội mạch.

– Đóng ống động mạch bằng can thiệp nội mạch có thể có các biến chứng:

+ Để lại luồng thông trong 10%-20% trường hợp.

+ Prothèse đóng ống động mạch có thể vào trong động mạch phổi.

– Phẫu thuật:

Sơ sinh còn ống động mạch đơn độc có biến chứng suy tim nếu không kiểm soát được cần phẫu thuật hay bít ống động mạch bằng thông tim ngay.

Đóng ống động mạch bằng phẫu thuật là phương pháp an toàn và hiệu quả. Hầu như không có tử vong khi phẫu thuật ở trẻ nhỏ. Các biến chứng có thể xảy ra nhưng hiếm như tràn dịch dưỡng trấp, liệt thần kinh quặt ngược.

Khi nào cần chỉ định phẫu thuật:

Đối với ống động mạch lớn, tăng áp lực động mạch phổi nặng, cần chỉ định phẫu thuật sớm sau giai đoạn sơ sinh.

Suy tim kiểm soát được, áp lực ĐMP/ áp lực hệ hống >= 0.75: Cần siêu âm lại lúc 5 tháng tuổi.

Nếu tỉ lệ này vẫn > 0.75, cần phẫu thuật trước tháng thứ 6 để tránh biến chứng tăng áp động mạch phổi cơ học.

Nếu áp lực động mạch phổi giảm, cần siêu âm lại vào tháng thứ 12, nếu vẫn còn ống ĐM, nên phẫu thuật cho trẻ ở 1 – 2 tuổi.

Còn ống động mạch biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, điều trị nội không ổn cần được phẫu thuật ngay.

Nếu sức cản ĐM phổi > 10 đv-m2: Không phẫu thuật được nữa

Bác sĩ sẽ quyết định đóng ống động mạch khi kích thước ống động mạch đủ lớn, khiến lượng máu về tim quá nhiều, làm tim giãn nở.

Ống động mạch có thể được chỉ định đóng để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tim (viêm nội tâm mạc), ảnh hưởng đến lớp nội tâm mạc, lớp nội mạc mạch máu. Bệnh viêm nội tâm mạc nguy hiểm và cần được điều trị bằng kháng sinh truyền tĩnh mạch.

Bài liên quan:Bệnh hẹp van động mạch chủ: Y học chuyên sâu về triệu chứng, lâm sàng, điều trị

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook