Thứ Năm, 03/06/2021 | 19:28

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và do rượu: Điều trị, phòng ngừa cách nào

Khi lượng mỡ dư thừa được tích trữ trong gan có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Tình trạng này làm suy giảm khả năng hoạt động của gan. Nó có thể đảo ngược trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu nó tiến triển thành xơ gan, tức là gan bị sẹo thì không thể hồi phục.

Bệnh gan nhiễm mỡ rất phổ biến, cứ 4 người thì có 1 người mắc bệnh. Nhiều người mắc bệnh gan nhiễm mỡ mà không hề hay biết mình mắc bệnh.

Có hai loại bệnh gan nhiễm mỡ: bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và bệnh gan nhiễm mỡ do rượu.

Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?

Tích tụ chất béo trong gan có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ, có thể ảnh hưởng đến chức năng gan.

Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ chất béo bất thường trong gan có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của gan. Có hai loại bệnh gan nhiễm mỡ. Một có liên quan đến việc sử dụng rượu (bệnh gan nhiễm mỡ do rượu) và hai là không sử dụng rượu (bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu). Một tên khác của bệnh gan nhiễm mỡ do rượu là viêm gan nhiễm mỡ do rượu. Tích tụ mỡ thừa trong gan có thể cản trở khả năng lọc chất độc của gan. Điều này có thể làm cho người bệnh cảm thấy buồn nôn.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là dạng phổ biến hơn, có thể dẫn đến xơ gan.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Hầu hết bệnh nhân không biết rằng họ mắc bệnh. Nhưng nếu tình trạng tồi tệ hơn, bệnh sẽ làm tổn thương gan do viêm, có thể dẫn đến sẹo (xơ gan). Đây được gọi là viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH). Những người bị bệnh tiểu đường, thừa cân, béo phì có nhiều khả năng bị NASH.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và do rượu Điều trị, phòng ngừa cách nào
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và do rượu Điều trị, phòng ngừa cách nào

Một số điều kiện làm tăng nguy cơ mắc NAFLD.

+ Những người thừa cân, béo phì hoặc những người bị huyết áp cao

Những người thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn những người có cân nặng bình thường. Trong một nghiên cứu, 90% những người trải qua phẫu thuật bọng đái mắc NAFLD. Huyết áp cao, bệnh tiểu đường loại 2 cũng làm tăng nguy cơ mắc NAFLD. Ngay cả trẻ em cũng có thể phát triển NAFLD. Khoảng 10% trẻ em ở Mỹ có tình trạng này.

+ Sắc tộc cũng liên quan đến rủi ro.

NAFLD phổ biến hơn ở những người gốc Tây Ban Nha, da trắng. Bệnh ít phổ biến hơn ở những người Mỹ gốc Phi. Những người là người Mỹ gốc Á có nhiều khả năng mắc bệnh NAFLD hơn so với những người thuộc các sắc tộc khác khi họ ở mức cân nặng bình thường.

Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu

Phụ nữ thừa cân hoặc béo phì, người uống rượu bia nhiều

Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu xảy ra ở những người nghiện rượu nặng lâu ngày. Những người béo phì, phụ nữ thừa cân, những người có đột biến gen nhất định cũng có nhiều khả năng mắc bệnh hơn. Bệnh có thể âm thầm và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Những người khác có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc khó chịu vùng bụng, ở vùng gan. Những người có tình trạng này mà tiếp tục uống rượu sẽ tăng nguy cơ bị xơ gan, viêm gan do rượu, suy gan, ung thư gan trong tương lai.

Các triệu chứng gan nhiễm mỡ

Các triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ có thể bao gồm đau bụng, áp lực, mệt mỏi và sụt cân.

Nhiều người bị gan nhiễm mỡ không biết mình mắc bệnh vì họ không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng cũng có những bệnh nhân gặp phải các triệu chứng như chán ăn, sụt cân, đầy bụng, đau bụng, mệt mỏi, lú lẫn, suy nhược, buồn nôn. Những dấu hiệu của gan nhiễm mỡ có thể thấy rõ ở những người khác bao gồm vàng da và mắt (vàng da), phù chân và bụng (phù nề).

Chẩn đoán gan nhiễm mỡ

Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm và các xét nghiệm khác để chẩn đoán gan nhiễm mỡ.

Bệnh gan nhiễm mỡ có thể khó chẩn đoán vì nhiều người không có bất kỳ triệu chứng nào. Các xét nghiệm bác sĩ có thể yêu cầu nếu họ nghi ngờ bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ bao gồm xét nghiệm máu để theo dõi men gan tăng cao, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT). Elastography là một xét nghiệm giúp đánh giá mức độ mỡ, sẹo trong gan. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể muốn lấy một mẫu mô gan (sinh thiết gan) để chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ.

Điều trị gan nhiễm mỡ

Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ có thể liên quan đến việc thay đổi chế độ ăn uống, lối sống.

Có rất nhiều điều bệnh nhân điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống để điều trị gan nhiễm mỡ. Giảm cân nếu họ thừa cân hoặc béo phì là giúp ích cho gan. Giảm từ 1 đến 2 pound có thể hữu ích. Bác sĩ cũng có thể kê một số loại thuốc để điều trị viêm, giúp kiểm soát lượng đường trong máu nếu thấy cần thiết.

+ Giảm cân

Chế độ ăn kiêng chữa bệnh gan nhiễm mỡ giúp thúc đẩy quá trình giảm cân.

Gan nhiễm mỡ không liên quan đến sử dụng rượu bia chủ yếu là do béo phì. Bác sĩ sẽ khuyến nghị giảm cân cho những bệnh nhân gan nhiễm mỡ thừa cân hoặc béo phì. Tùy thuộc vào cân nặng của bệnh nhân, giảm cân khoảng 10% là đạt mong muốn. Bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng có thể đề nghị chế độ ăn kiêng tốt nhất cho người bệnh gan nhiễm mỡ. Những người béo phì có thể cần phẫu thuật giảm cân, điều này cũng có thể giúp ích cho gan nhiễm mỡ.

+ Tập thể dục

Tập thể dục vừa phải có thể giúp giảm lượng chất béo trong gan

Bệnh nhân có thể điều trị gan nhiễm mỡ với sự trợ giúp của chế độ ăn uống, thay đổi lối sống, bao gồm cả giảm cân. Tập thể dục ít nhất 30 phút trong năm ngày một tuần có thể giúp người bệnh có được cân nặng chuẩn. Ngay cả những hoạt động vừa phải như đi bộ với tốc độ nhanh cũng được tính vào mục tiêu này. Những người đã không tập thể dục trong một thời gian hoặc những người mới bắt đầu tập thể dục lần đầu tiên nên hỏi y kiến bác sĩ.

+ Tránh rượu

Một cách để kiểm soát gan nhiễm mỡ do rượu là hạn chế uống rượu.

Những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ do rượu bia thì không nên uống rượu bia. Năm 2018, gần 15 triệu người ở Mỹ mắc chứng rối loạn do sử dụng rượu. Việc uống quá nhiều rượu này có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ có chữa được không?

Câu trả lời là có, đặc biệt nếu quá trình bệnh được chẩn đoán sớm. Tránh rượu là một phần của quá trình hồi phục. Bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ nếu nghi ngờ mình có vấn đề lạm dụng rượu nên trao đổi với bác sĩ.

Tiểu đường, cholesterol cao có thể gây gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Khi bệnh nhân mắc cả hai bệnh trên có thể làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn. Bệnh nhân tiểu đường loại 2 nên đảm bảo rằng bệnh được kiểm soát tốt. Những người bị gan nhiễm mỡ nên kiểm tra lipid máu, cholesterol LDL “xấu”. Kiểm soát huyết áp cao, giảm cân cũng giúp giảm căng thẳng cho gan. Họ cũng nên tránh uống rượu.

Người bị gan nhiễm mỡ nên đi khám bác sĩ định kỳ. Bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm để theo dõi gan của bệnh nhân cùng với xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi chức năng gan.

Tiêm vác xin bảo vệ gan

Các bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân gan nhiễm mỡ tiêm một số loại vắc xin để giúp bảo vệ gan.

Những người bị bệnh gan nhiễm mỡ có thể gặp một tình trạng nghiêm trọng hơn nếu họ bị bệnh viêm gan A, viêm gan B, viêm phổi hoặc cúm. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải tiêm phòng các bệnh này để giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiềm ẩn khác.

Gan lọc mọi thứ chúng ta ăn, uống và lấy vào có nghĩa là bao gồm các loại thảo mộc, vitamin, chất bổ sung và thuốc (thuốc mua tự do và thuốc kê đơn). Bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ hoặc mắc các bệnh khác ảnh hưởng đến chức năng gan nên trao đổi với bác sĩ về mọi thứ họ dùng. Bệnh nhân có thể phải ngừng dùng một số chất hoặc chuyển sang các loại thuốc khác không gây hại cho gan.

Phòng ngừa gan nhiễm mỡ

+ Cách điều trị bệnh gan nhiễm mỡ tốt nhất là phòng ngừa.

+ Lập chế độ ăn tốt nhất để phòng bệnh gan nhiễm mỡ.

+ Giảm cân bằng cách ăn uống hợp lý

+ Tập thể dục thường xuyên, tất nhiên với sự hiểu biết và sự cho phép của bác sĩ.

+ Tránh hoặc hạn chế uống rượu.

+ Thông báo tất cả các loại thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn, chất bổ sung, vitamin và thảo dược với bác sĩ để đảm bảo chúng không gây hại cho gan.

+ Sống một lối sống lành mạnh giúp giữ cho cân nặng, huyết áp, lipid máu, căng thẳng, tiểu đường, nguy cơ bệnh tim ở mức thấp. Nó cũng tốt cho gan.

Charles Patrick Davis, MD, PhD

Yhocvn.net lược dịch

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ 14 loại thực phẩm tốt nhất và ‘tồi’ nhất cho gan

+ Xơ gan: bài viết của bác sĩ bệnh viện Bạch Mai

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook