Thứ Bảy, 10/11/2018 | 09:00

Bệnh động mạch vành là một dạng bệnh tim do tắc nghẽn động mạch cung cấp máu cho tim gây ra là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của con người. Động mạch bị hẹp do tụ máu và xơ vữa.

Bệnh động mạch vành là một chuỗi tiến triển liên tục của các tình trạng xơ vữa động mạch mà tình trạng nhẹ nhất của nó có thể không hề biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, khi xơ vữa động mạch tiến triển thì mô sẹo và các mảnh vụn khác sẽ lắng đọng trong thành động mạch vành – là động mạch chính cung cấp máu cho cơ tim. Tình trạng này có thể gây ra cơn đau thắt ngực – một loại đau ngực thường ra sau gắng sức hay sau một sang chấn về tình cảm khi có một hay nhiều động mạch bị hẹp nặng thì nhồi máu cơ tim có thể xảy ra sau đó.

Các động mạch vành

+ Sợi cỡ bình thường

+ Sợi cơ chết

Trong suốt quá trình nhồi máu cơ tim, một số các tế bào cơ tim sẽ ngừng co bóp vì bị thiếu máu nuôi trầm trọng. Trừ khi mạch máu bị tắc nghẽn được mở thông trở lại còn bằng không thì cơ tim sẽ bị tổn thương vĩnh viễn, và tuỳ thuộc vào mức độ và vị trí cơ tim bị chết mà tử vong có thể xảy ra sau đó. Nếu nhồi máu cơ tim do cục máu đông nằm tại động mạch bị hẹp thì trong trường hợp này người ta gọi là huyết khối mạch vành.

Đối tượng có khả năng mắc bệnh động mạch vành

Bệnh thường gặp ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm (trước 55 tuổi), người hút thuốc lá, người mắc bệnh tăng huyết áp, tăng mỡ (cholesterol) máu, đái tháo đường (các yếu tố này cũng có tính gia đình). Béo phì, ít hoạt động thể lực và stress cũng đóng vai trò quan trọng trong sự tiến triển của xơ vữa động mạch.

Nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng theo tuổi và cao hơn ở nam giới, cho dù nguy cơ ở nữ giới gia tăng đáng kể ở độ tuổi 5 đến 10 năm sau mãn kinh. Thay đổi lối sống, điều trị thuốc hoặc kết hợp cả hai biện pháp có thể giúp điều chỉnh được các yếu tố nguy cơ, ngoại trừ yếu tố di truyền.

Những nhân tố riêng ở nữ giới

Những người phụ nữ cắt bỏ buồng trứng vì một lý do nào đó trước thời kỳ mãn kinh tự nhiên sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, còn cắt bỏ tử cung thì không làm tăng nguy cơ này. Trong và sau thời kỳ mãn kinh thì không tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, nhưng cơ thể đã mất hiệu quả có tính chất bảo vệ của estrogen. Hậu quả là sau thời kỳ mãn kinh, yếu tố, nguy cơ mắc bệnh mạch vành sẽ tăng khi càng lớn tuổi. Như yậy có thể nói: tuổi tác gây ra bệnh mạch vành chứ không phải do tình trạng mãn kinh estrogen chỉ có vai trò làm trì hoãn làm chậm đi tuổi mắc bệnh tim mạch.

Vệ việc sử dụng thuốc ngừa thai, thì những dữ kiện thu thập gần đây đã cho thấy rằng, không tăng yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành ở phụ nữ dưới 30 tuổi hoặc những phụ nữ không hút thuốc lá trên 30 tuổi nếu như người đó không có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Những ghi nhận trước đây về sự liên quan của thuốc ngừa thai với nhồi máu cơ tim dựa trên nhũng nghiên cứu dùng thuốc ngừa thai với hàm lượng estrogen và progesteron cao hơn rất nhiều so với hàm lượng thường dùng hiện nay.

Nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở phụ nữ làm nghề lao động chân tay cao hơn gấp 3 lần so với phụ nữ công chức, viên chức. Nhiều phụ nữ phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống với vai trò người vợ, người mẹ, nội trợ, công nhân và chăm sóc cha mel già cũng gián tiếp làm tăng thêm yếu tố nguy cơ bên cạnh các yếu tố như hút thuốc, cao huyết áp béo phì.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng người phụ nữ làm việc với cấp trên hoặc người chủ khó tính dường như cũng tăng nguy cơ mác bệnh mạch vành.

Triệu chứng bệnh mạch vành

Triệu chứng của bệnh mạch vành có thể thay đổi từ không có triệu chứng gì đến đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, và nặng hơn là đột tử.

Bệnh mắc bệnh mạch vành hoàn toàn không có triệu chứng gì cả, chỉ tình cờ phát hiện khi đo điện tâm đồ.

– Cơn đau thắt ngực: Cơn đau thắt ngực điển hình kiểu mạch vành được mô tả là cảm giác đau thắt, bóp nghẹt, siết chặt, cũng có thể là cảm giác bỏng rát, kim châm; đau sâu sau xương ức, chính giữa tim hoặc ngực trái, đôi khi đau ở vùng thượng vị dễ làm lầm tưởng là đau dạ dày; đau ngực có thể không lan, có thể lan xuyên lồng ngực ra phía sau giữa 2 xương bả vai, hoặc lan từ ngực lên hàm, lan lên vai, dọc theo mặt trong cánh tay trái tới ngón út. Cơn đau có thể chỉ thoáng qua vài giây, có thể vài phút, hoặc kéo dài vài chục phút. Nó xuất hiện sau gắng sức thể lực, như đi bộ đường dài, leo cầu thang, mang vác đồ nặng, ăn no, chơi thể thao, giao hợp…, hoặc xúc động, nhưng sẽ giảm khi nghỉ ngơi hoặc ngậm thuốc nitroglycerin dưới lưỡi.

Ở đa số nam giới, biểu hiện đầu tiên của bệnh mạch vành là nhồi máu cơ tim, trong khi ở phụ nữ thì triệu chứng biểu hiện đầu tiên của bệnh mạch vành có thể là cơn đau thắt ngực, và khi phụ nữ bị nhồi máu cơ tim thì họ có nhiều khả năng bị đau, nôn, khó thở và mệt nhiều hơn nam giới.

Nam giới bị bệnh mạch vành có nhiều khả năng đột tử hơn so với nữ giới nhưng bệnh mạch vành vẫn chiếm khoảng 1/3 trường hợp tử vong do tim mạch ở nữ và có khoảng 2/3 trường hợp đột tử do tim mạch ở phụ nữ mà không hề có bất kỳ triệu chứng của bệnh mạch vành nào trước đó.

Tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào cũng có đủ những triệu chứng điển hình như vậy. Chính vì vậy mà sẽ có các dạng biểu hiện khác nhau, như cơn đau thắt ngực im lặng, cơn đau thắt ngực điển hình, cơn đau thắt ngực không điển hình, và nặng nhất là nhồi máu cơ tim.

Chẩn đoán bệnh động mạch vành

Khi có cơn đau thắt ngực với các đặc điểm như trên, bạn đừng nên coi thường, bỏ qua, mà nên đến khám ở một trung tâm tim mạch nào đó, ít ra là để đo điện tâm đồ xem mình có bị bệnh mạch vành hay không, bất kể bạn có hay không có yếu tố nguy cơ mắc bệnh này.

Khi đã được bác sĩ chuyên khoa tim mạch chẩn đoán xác định, bạn nên tuân thủ nghiêm túc điều trị. Một mặt dùng các thuốc đã được kê toa, mặt khác phải thay đổi thói quen sinh hoạt không có lợi cho bệnh.

Điều trị bệnh mạch vành

Có 2 phương pháp điều trị bệnh mạch vành:

– Điều trị nội khoa bệnh mạch vành

Là phương pháp điều trị bằng thuốc; có thể dùng một loại hay phối hợp nhiều thứ thuốc với nhau như: các thuốc chống kết vón tiểu cầu (aspirin, plavix); các thuốc ức chế thụ thể beta (như tenormin, betaloc…); các thuốc chẹn kênh calci (amlordipin, tildiazem…); các thuốc hạ cholesterol máu (nhóm statin như zocor, crestor, lipitor…) hay nhóm fibrat (như lipanthyl, lopid…). Và một điều rất quan trọng là sửa chữa các yếu tố nguy cơ tim mạch, đặc biệt là bỏ thuốc lá, điều trị tốt đái tháo đường và tăng huyết áp…

– Điều trị can thiệp: Gồm can thiệp hoặc phẫu thuật.

+ Can thiệp động mạch vành qua da:

Là phương pháp dùng các dụng cụ chuyên biệt để nong đoạn động mạch vành bị hẹp, làm tái lưu thông trở lại bình thường đoạn động mạch vành bị hẹp mà không phải mổ.

+ Phẫu thuật bắc cầu nối:

Dùng một đoạn động hoặc tĩnh mạch bắc cầu từ nguồn cấp máu qua vị trí động mạch vành tổn thương nối với đoạn động mạch vành phía sau đoạn hẹp; như vậy máu sẽ được cung cấp cho vùng cơ tim bị thiếu máu thông qua 1 cầu nối mới.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook