Thứ Bảy, 09/09/2017 | 17:15

Bạn có mắc chứng “nói chuyện một mình” không? Và bạn có bao giờ từ hỏi liệu mình có đang mắc bệnh? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

“Tôi hay nói chuyện một mình, bệnh này tôi đã diễn ra rất lâu rồi khi còn đi học trung học cơ sở và phổ thông. Tôi nói chuyện một mình khi không có ai bên cạnh mình, trong phòng. Thậm chí ở tất cả mọi nơi tôi cũng nói chuyện một mình được. Khi không có ai ở trong phòng thì tôi tự độc thoại phát ra tiếng, còn khi có người xung quanh thì tôi nói chuyện trong đầu mình. Lúc nào tôi cũng nghĩ có người bên cạnh mình để nói chuyện với mình. 

Bệnh này không làm ảnh hưởng đến việc học cũng như công việc của tôi, chỉ là khi việc gì xảy ra với tôi, tôi lại nói chuyện một mình, tự mình nghĩ ra một câu chuyện, giống như tôi bước vào một khung cảnh khác có nhiều người nhiều nhân vật mà tôi hình dung ra để phục vụ câu chuyện của mình”.

Đây là chia sẻ của một bệnh nhân về tình trạng tự “nói chuyện một mình” mà bản thân đang gặp phải.

Vậy nói một mình là dấu hiệu của một bệnh lý bất thường hay chỉ là một đặc tính bình thường của con người.

Bạn có mắc chứng nói chuyện một mình?

Ảnh minh họa

 Nói chuyện một mình thực sự khiến bạn thông minh hơn

Paloma Mari-Beffa, thuộc Đại học Bangor nói rằng, việc nói chuyện một mình là điều hết sức bình thường, đồng thời, nó còn giúp bạn kiểm soát được chính mình. Trong khi đó, việc nói to một mình có thể là dấu hiệu cho thấy, bạn có khả năng nhận thức cao thậm chí là rất thông minh chứ không phải là bệnh tâm thần.

Nói chuyện một mình hầu như ai cũng có, chỉ là có nói nhiều hay không mà thôi.

Để tìm hiểu căn nguyên của dấu hiệu “rất bình thường” này, 2 nhà tâm lý học Daniel Swigley và Gary Lupyan đã thực hiện một thí nghiệm với 20 tình nguyện viên.

Thí nghiệm như sau: Sau khi được nghe tên của một số món ăn như táo, lê, bánh, kẹo…, các tình nguyện viên sẽ phải đi tìm chúng trong siêu thị.

Cuộc thí nghiệm chia thành hai phần với yêu cầu giống nhau, tuy nhiên phần 1 các tình nguyện viên sẽ phải im lặng từ đầu tới cuối, còn phần 2 các tình nguyện viên có quyền nhắc đi nhắc lại tên món hàng để tìm kiếm.

Kết quả bất ngờ là tất cả 20 người đều hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc hơn trong phần cho phép họ được nói.

Thông qua cuộc thí nghiệm này, chuyên gia Daniel Swigley đã kết luận rằng hành vi độc thoại rất có ích cho việc ghi nhớ thông tin.

Nói chuyện một mình giúp bạn tự tin hơn< ?xml:namespace prefix="o"/>

Giáo sư Paloma Mari-Beffa thuộc nhóm nghiên cứu cho biết “Các vận động viên thể thao như tennis thường tự nói những câu như “cố lên nào” với bản thân giữa lúc thi đấu. Điều đó giúp họ tập trung hơn.

“Mình làm được”, “mình sẽ làm được”, “tự tin lên” không đơn thuần chỉ là một câu độc thoại mà thực sự có thể tạo ra sức mạnh tinh thần nhất là khi bạn đương đầu với những nhiệm vụ khó khắn, những hoàn cảnh dễ nản lòng nhất.

Nói chuyện một mình giúp bạn độc lập hơn

Khi có tâm sự trong lòng, con người có xu hướng tìm tới một cuộc đối thoại. Đây là xu hướng tâm lý tất yếu và không có gì sai, nhưng lại không phải cách để xây dựng tinh thần độc lập.

Độc thoại với bản thân cũng là khi bạn phải tự giải quyết vấn đề một mình mà không có sự hỗ trợ của bất kỳ ai. Bạn chứ không ai khác sẽ hiểu rõ chính mình hơn sau những lần tự sẻ chia và chất vấn ấy.

Như vậy nói chuyện một mình không có gì là lập dị cả mà chỉ là cách kiểm soát hành vi.

Và chúng ta sẽ “không nói chuyện một mình nữa” nếu chúng ta chú tâm vào một cái gì đó. 

Ví dụ, đọc một quyển sách có thể giúp chúng ta hạn chế việc nói chuyện một mình.

Nhưng đó không phải là tất cả và đừng “từ hào” vì điều đó

Bạn c&#243; mắc chứng n&#243;i chuyện một m&#236;nh?

Ảnh minh họa

Thế nhưng mọi chuyện sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều nếu bạn đã chú tâm làm một chuyện gì đó mà vẫn không thể từ bỏ việc nói chuyện một mình.

Khi tự nói chuyện một mình vào lúc 3 giờ sáng, bạn thường cố gắng ngừng suy nghĩ để quay trở lại vào giấc ngủ. Nhưng việc tự bảo mình không nghĩ nữa chỉ càng khiến cho suy nghĩ mông lung thêm và việc độc thoại là ngẫu nhiên, không dập tắt được.

Hoặc một dấu hiệu khác là bạn luôn nghĩ về những điều tiêu cực, không thoát khỏi nó, không ngừng hồi tưởng về quá khứ đã từng bị “chấn động” hay tưởng tượng về những khung cảnh bi lụy trong tương lai.

Khi suy nghĩ hoàn toàn đã mất kiểm soát, bạn sẽ bước vào một trạng thái mơ màng với những cuộc nói chuyện không mạch lạc và không phù hợp với ngữ cảnh, có thể được mô tả như là bệnh tâm thần.

Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là khi cảm thấy cơ thể bất ổn về cả thể xác lẫn tinh thần thì tốt nhấtbạn nên đễn gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.

Tiểu Bùi

Theo tạp chí Sống Khỏe

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook