Thứ Tư, 28/02/2024 | 11:50

Những bài tập riêng biệt hỗ trợ người mắc bệnh rò trực tràng, rò rỉ phân có thể áp dụng để tăng cường sức mạnh của cơ vòng, giúp cơ vòng hậu môn kiểm soát việc đi đại tiểu tiện dưới sự hướng dẫn của các nhà vật lý trị liệu, y tá chuyên khoa.

Tập thể dục là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên một số trường hợp khi tập cần lựa chọn những loại hình riêng hoặc các bài tập đặc thù để tránh gây hại đến sức khoẻ. Dưới đây là những bài tập riêng biệt hỗ trợ người mắc bệnh rò trực tràng, rò rỉ phân có thể áp dụng để tăng cường sức mạnh của cơ vòng, giúp cơ vòng hậu môn kiểm soát việc đi đại tiểu tiện dưới sự hướng dẫn của các nhà vật lý trị liệu, y tá chuyên khoa.

1. Thắt chặt cơ vòng hậu môn

Cấu tạo hậu môn gồm có 2 vòng cơ xung quanh. Vòng trong là cơ thắt trong hậu môn – cơ không tự chủ, chịu sự chi phối của hệ thần kinh tự động. Cơ này luôn ở trạng thái đóng cho đến khi nhận được các tín hiệu của trực tràng đã đầy phân. Con người không thể điều khiển được sự đóng mở của cơ thắt này. Bên ngoài của cơ vòng đó là cơ thắt ngoài hậu môn – cơ tự chủ. Cơ này chịu sự chi phối của não bộ có thể điều khiển, đóng mở cơ thắt này một cách có chủ đích.

Cơ chế hoạt động của các cơ, khi có phân đi đến trực tràng cơ vòng bên trong giãn ra và cho phép phân đi vào phần hậu môn. Dây thần kinh rất nhạy trong ống hậu môn có thể cho  biết đó là khí hoặc phân đang ở ống hậu môn. Một tín hiệu sẽ được gửi đến não rằng trực tràng đã đầy và có thể đưa ra quyết định đi vào nhà vệ sinh hay không. Nếu đang bận công việc thì cơ thể có thể có ý thức co thắt ngoài hậu môn và đẩy chuyển động của phân trở lại trực tràng nhờ cơ hậu môn trực tràng.

Tuy nhiên bất kể cơ nào trong số cơ kể trên đều có thể trở nên yếu khiến cho hậu môn không đóng hoàn toàn do đó có thể xảy ra rò rỉ phân, xì hơi… Khi cơ vòng bên trong không hoạt động có thể dẫn đến bị rò rỉ không cảnh báo. Tương tự cơ vòng bên ngoài yếu có thể dẫn đến rò rỉ khí, chất lỏng hoặc thậm chí phân rắn. Tình trạng này thường gặp ở những phụ nữ sau sinh nở, đặc biệt đối với đẻ thường. Ngoài ra táo bón và căng thẳng cũng có thể gây suy giảm sức co bóp của cơ thắt hậu môn. Sự thay đổi hormone và lão hoá cũng khiến cơ thắt yếu dần. Các phẫu thuật cắt ruột cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ này…

2. Bài tập hỗ trợ kiểm soát ruột

Các bài tập cơ vòng hậu môn giúp tăng cường cơ hỗ trợ đưa chúng trở lại hoạt động bình thường. Điều này giúp kiểm soát ruột tốt hơn, cải thiện hoặc ngừng rò rỉ khí hoặc phân. Giống như bất kỳ cơ nào khác trong cơ thể khi tập luyện thường xuyên sẽ củng cố các hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên điều quan trọng là phương pháp tập luyện đúng và duy trì thường xuyên.

Bài tập gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Ngồi thoải mái với đầu gối hơi xa nhau

Bước 2: Hãy tưởng tượng cơ thể đang cố gắng ngăn khí vượt qua khỏi ruột. Để làm được điều này cần phải siết chặt cơ xung quanh hậu môn.

Bước 3: Cố gắng siết chặt và nâng cơ đó càng chặt càng tốt như thể sắp bị són phân và cảm thấy cơ chuyển động. Lưu ý mông bụng và chân giữ nguyên, không cử động.

Bước 4: Chú ý đến vùng da xung quanh hậu môn thắt chặt và được kéo lên ra khỏi ghế. Hãy thực sự thử để cảm nhận điều này. Tiếp theo tập thể dục cơ vòng hậu môn và không cần phải nín thở khi thắt chặt các cơ.

Bước 5: Hãy tưởng tượng cơ vòng là một lực nâng. Khi siết chặt hết mức có thể lực nâng sẽ tăng lên. Tuy nhiên không nên giữ ở đó quá lâu vì sẽ rất nhanh mệt. Vì vậy, hãy luyện tập nhẹ nhàng, chỉ siết chặt và nâng cơ đến mức cảm thấy có thể giữ lâu hơn dưới mức ép tối đa.

Nguyên tắc khi tập

Ngồi, đứng hoặc nằm với hai đầu gối hơi lệch nhau. Từ từ thắt chặt và kéo cơ vòng lên càng chặt càng tốt. Giữ sự thắt chặt này trong ít nhất năm giây sau đó thư giãn trong khoảng bốn giây. Lặp lại năm lần dựa trên sức mạnh của cơ bắp.

Tiếp theo, kéo các cơ lên khoảng một nửa mức tối đa của chúng. Xem cơ thể giữ được trong bao lâu. Sau đó, thư giãn ít nhất 10s lặp lại 2 lần giúp tăng độ bền bỉ và duy trì.

Tiếp tục kéo các cơ lên nhanh và chặt nhất có thể sau đó thư giãn rồi kéo lên một lần nữa. Tiếp tục thực hiện đến khi thấy mệt. Cố gắng thực hiện 5 lần kéo lên nhanh chóng.

Thực hiện năm bài tập thường xuyên từ 4 đến 6 lần/ngày, giữ được lâu hơn năm giây và có thể kéo nhiều hơn mỗi lần mà cơ không bị mỏi. Sẽ rất hữu ích cho người mắc bệnh rò trực tràng nếu thực hiện các bài tập cả khi ngồi và đứng chống lại trọng lực giúp tăng cường cơ bắp. Lưu ý tập luyện chuyên cần, đủ thời gian, kiên trì từ 6 tháng đến 1 năm để đảm bảo các vấn đề không trở lại.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Điều trị rò trực tràng, giải pháp phòng ngừa

Điều trị ngoại khoa bệnh hẹp hậu môn trực tràng

Hẹp hậu môn trực tràng: nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Viêm loét đại trực tràng chảy máu: triệu chứng, chẩn đoán

Vì sao uống cà phê bị đau bụng?

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook