Bà bầu uống sữa đậu nành không đúng lúc, chẳng những không tận dụng được nguồn lợi mà còn có nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe. Vậy, uống sữa đậu nành như thế nào mới tốt?
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của sữa đậu nành đối với sức khỏe. Đặc biệt, bà bầu uống sữa đậu nành không chỉ tốt cho mẹ mà còn hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, không phải tất cả mẹ bầu đều có thể uống sữa đậu nành. Hơn nữa, uống sữa đậu nành không đúng lúc, đúng cách cũng sẽ dẫn đến những tác dụng phụ cho sức khỏe. Vậy, bà bầu uống sữa đậu nành như thế nào mới đúng? Tham khảo ngay bài viết sau, mẹ bầu nhé!
Sữa đậu nành tốt cho sức khỏe, nhưng uống sai, tác hại sẽ khôn lường
Bà bầu uống sữa đậu nành: Chú ý liều lượng
Tuy là một loại thức uống tốt cho bà bầu, nhưng không như nước, sữa đậu nành không thể uống quá nhiều mỗi ngày. Theo các chuyên gia, để đảm bảo sức khỏe, bà bầu uống sữa đậu nành không nên uống quá 500 ml sữa/ ngày, và cũng không nên uống một lượng lớn cùng lúc, không uống quá nhiều. Tốt nhất, mỗi ngày chỉ nên uống 2 lần, mỗi lần khoảng 250 ml sữa đậu nành. Uống sữa đậu nành quá nhiều có thể gây khó tiêu, đầy hơi, cũng như ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất khác.
Uống sữa đậu nành lúc nào tốt nhất?
Theo các chuyên gia, bạn có thể uống sữa đậu nành bất cứ lúc nào mình thích, chỉ trừ một thời điểm duy nhất: Lúc bạn cảm thấy đói.
Nếu uống sữa đậu nành lúc đói, các chất dinh dưỡng trong sữa hầu hết sẽ chuyển thành nhiệt, được cơ thể hấp thu và mất tác dụng. Để giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất, khi bà bầu uống sữa đậu nành nên ăn kèm bánh mì, bánh ngọt hoặc những thực phẩm giàu tinh bột. Nhờ tinh bột, những dưỡng chất trong sữa có thể được hấp thụ một cách tốt nhất.
Ngoài ra, khi uống sữa đậu nành, bầu cũng nên lưu ý, phải đun sôi kỹ. Sữa đậu nành chưa chín kỹ sẽ sinh ra một số chất độc, có thể gây buồn nôn, đau bụng đi ngoài … thậm chí gây ngộ độc.
Những trường hợp không nên uống sữa đậu nành
Bà bầu thuộc nhóm có vấn đề sức khỏe sau đây không nên uống sữa đậu nành để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
1/ Viêm dạ dày
Bà bầu bị viêm dạ dày cấp hoặc mãn tính đều không nên uống sữa đậu nành, bởi sẽ làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, những mẹ bầu có hệ tiêu hóa hoạt động kém, thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu cũng không nên uống sữa đậu nành.
2/ Viêm thận, sỏi thận
Nếu đang gặp vấn đề về thận, bạn cũng không nên uống sữa đậu nành, bởi hàm lượng protein cao trong đậu nành sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, có thể làm thận “quá tải”. Hơn nữa, oxalat, dưỡng chất có trong sữa đậu nành có thể kết hợp với canxi gây nên sỏi thận.
3/ Mẹ bầu bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng
Hàm lượng protein trong đậu nành là nguyên nhân phổ biến làm tình trạng hen suyễn, viêm mũi dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn, làm người bệnh mệt, khó thở. Vì vậy, nếu bạn bị hen suyễn hoặc viêm mũi, tốt nhất bạn nên tránh xa đậu nành.
4/ Có tiền sử ung thư
Theo nhiều kết quả nghiên cứu, thành phần phytoestrogen trong đậu nành có thể kích thích estrogen tạo nên sự tương tác, làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Những mẹ bầu có tiền sử ung thư vú, buồng trứng, tử cung không nên uống sữa đậu nành.
Lưu ý khi uống sữa đậu nành
– Trứng và sữa đậu nành không thể uống kèm với nhau, bởi lòng trắng trứng khi kết hợp với men trypsin trong đậu nành sẽ tạo thành chất kết tủa, vừa gây khó hấp thu, vừa làm mất hết dưỡng chất dinh dưỡng của cả 2.
– Không uống sữa đậu nành cùng đường nâu: Axit hữu cơ có trong những loại đường nâu khi kết hợp với protein trong đậu nành sẽ phá hủy chất dinh dưỡng trong sữa, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa.
– Không dùng bình giữ nhiệt lưu trữ sữa đậu nành. Đây là môi trường hoàn hảo để sản sinh vi khuẩn. Chỉ sau 3-4 giờ, sữa đậu nành sẽ biến chất và không thể sử dụng được nữa.
– Không ăn cam, quýt, các loại trái cây có hàm lượng axit cao sau khi uống sữa để tránh bị đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy…
– Không dùng sữa đậu nành để uống thuốc, nhất là thuốc kháng sinh.
Chưa có bình luận.