Thứ Năm, 24/11/2016 | 00:00

Chứa vitamin, khoáng chất và một lượng chất xơ dồi dào, cả rau củ và trái cây đều đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Tuy nhiên, nếu phải chọn 1 trong 2, bà bầu nên ăn gì tốt hơn?

Ngoài thịt cá, rau củ và trái cây cũng là những “thành viên” không thể thiếu góp phần tạo nên một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu khỏe mạnh. Hơn 80% vitamin A và 100% vitamin C đều được cung cấp từ rau củ quả. Đồng thời, các loại rau củ quả cũng chứa nhiều axit hữu cơ, xenluloza, chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn, virut gây bệnh.

Không thể phủ nhận những lợi ích từ các loại rau củ quả. Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng giữa rau củ và trái cây, bà bầu nên ăn gì tốt hơn? Câu trả lời nằm ngay dưới đây, tham khảo ngay mẹ nhé!

Bà bầu nên ăn gì: Trái cây hay rau củ?

Trong “cuộc chiến” giữa rau củ và trái cây, phần thắng sẽ về đâu?

1/ Giá trị dinh dưỡng của trái cây

Nguồn vitamin và khoáng chất phong phú là đặc trưng nổi bật của trái cây, nhất là hàm lượng vitamin C. Trái cây có hàm lượng chất béo thấp, nhiều nước và chất xơ, là người bạn thân thiết giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra nhịp nhàng hơn. Trái cây cũng có hàm lượng đường tự nhiên cao, hàm lượng muối thấp, thích hợp dùng làm một bữa ăn nhẹ.

2/ Giá trị dinh dưỡng của rau củ

Cũng chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất như trái cây, nhưng chất dinh dưỡng trong rau thường nhiều hơn, và đa dạng hơn về các nguồn khoáng chất. Lượng chất xơ trong rau không chỉ cao hơn mà còn có cấu trúc mịn màng hơn, giúp tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở ba nhóm: đạm, đường, béo tốt hơn. Rau ít calo và đường hơn trái cây nên bà bầu có thể ăn nhiều rau xanh nhưng vẫn không quá lo về cân nặng cũng như nguy cơ tiểu đường. Hơn nữa, các loại rau xanh còn chứa nhiều chất diệp lục, giúp hỗ trợ tiêu hóa và giải độc gan.

3/ Bà bầu nên ăn gì: Rau củ hay trái cây?

Các chuyên gia khuyến khích bà bầu nên ăn cả rau củ và trái cây để thực đơn dinh dưỡng thêm phong phú, tận dụng được nguồn lợi từ cả 2 “siêu phẩm” này. Tuy nhiên, trái cây chứa nhiều đường, nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến lượng đường huyết, nhất là những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, trái cây cũng chứa một lượng axit nhất định, ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Vì vậy, bà bầu không nên ăn quá 500 gram/ ngày, đồng thời chỉ nên ăn trái cây như một bữa phụ trong ngày, cách bữa chính từ 1-2 tiếng hoặc ăn trái cây sau bữa chính 1 tiếng.

Ngược lại, với rau xanh, mẹ bầu có thể ăn nhiều hơn, khoảng 700 gram/ ngày và có thể ăn song song với bữa chính. Rau xanh có thể dùng để trộn salad ăn kèm, hoặc sử dụng để chế biến canh, súp, món mặn, món xào trong bữa cơm. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể dùng rau xanh để làm nước ép, sinh tố bổ dưỡng. Lưu ý, bà bầu ăn rau sống nên cẩn thận, bởi rau sống có thể còn lưu lượng thuốc trừ sâu, các loại trứng, ấu trùng giun…

4/ Lưu ý dành cho mẹ

Với trái cây:

– Ăn trái cây chín kỹ, nhưng tránh những loại thâm đen, nổi mốc.

– Để không làm mất dưỡng chất của trái cây, mẹ bầu nên ăn đến đâu, gọt vỏ đến đó.

– Mùa nào, quả nấy.

– Nếu bị tiểu đường thai kỳ, mẹ nên tránh những loại trái cây có hàm lượng đường cao như vải, nhãn, mít…

Với rau xanh:

Để đa dạng món ăn, mẹ có thể kết hợp nhiều loại rau, vừa mang lại cảm giác mới lạ, vừa tận dụng nhiều dưỡng chất khác nhau. Tuy nhiên, không phải sự kết hợp nào cũng an toàn, phù hợp. Chằng hạn, củ cải và cà rốt nấu kèm để ra món súp rau củ có vẻ hợp lý, nhưng thực tế, vitamin C trong củ cải sẽ nhanh chóng bị phá hủy bởi enzym trong cà rốt. Sự kết hợp này hoàn toàn không mang lại lợi ích dinh dưỡng như mẹ vẫn nghĩ đâu nhé!

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý về sự hao hụt dưỡng chất trong quá trình bảo quản và chế biến rau xanh. Thay vì cắt, rửa rau cho vào túi bảo quản, mẹ bầu chỉ nên cắt và rửa rau trước khi chế biến. Mỗi loại rau khác nhau cũng sẽ có cách bảo quản khác nhau. Bầu nên tìm hiểu để có thể lưu giữ được nhiều dưỡng chất nhất.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook