Thứ Sáu, 22/07/2016 | 16:31

Ngoài sự phát triển của thai nhi, chế độ dinh dưỡng khi mang thai cũng là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ, nhất là những người lần đầu “lên chức”. Vậy, bà bầu ăn gì để vừa tốt cho thai nhi, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ?

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, chế độ dinh dưỡng khi mang thai còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vậy, bà bầu ăn gì để thai nhi phát triển toàn diện, khỏe mạnh? Thông tin hữu ích sẽ được cập nhật ngay sau đây

Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất khi mang thai là nền tảng tuyệt vời cho sự phát triển của thai nhi

1. Thực đơn đủ canxi

Đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành xương, răng của thai nhi, canxi là thành phần không thể thiếu trong thực đơn của mẹ bầu. Nếu không cung cấp đủ lượng cần thiết, bé cưng sẽ trực tiếp rút canxi từ cơ thể mẹ, làm tăng nguy cơ loãng xương cũng như các vấn đề về răng miệng. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cho thấy canxi có tác động rất lớn đến cân nặng của thai nhi, bé có nguy cơ nhẹ cân cao hơn.

Mẹ có thể bổ sung canxi bằng cách tăng cường thêm sữa, hải sản, trứng… vào thực đơn hàng ngày của mình. Đồng thời, tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn uống thêm canxi.

2. Bà bầu ăn gì cho đủ sắt?

Sắt là thành phần chính cấu tạo nên hồng cầu, thành phần trong cấu trúc của hệ thần kinh và não bộ của bé. Thiếu sắt mẹ bầu rất dễ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, chậm phát triển, kém thông minh.

Những thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt đỏ, rau xanh, gan, cá, lòng đỏ trứng gà, các loại đậu. Ngoài ra, uống một ly nước cam mỗi ngày để bổ sung nguồn vitamin C, giúp chuyển hóa sắt trong cơ thể.

3. Bổ sung thêm chất đạm trong thai kỳ

Đạm có nhiều trong thịt, trứng, cá, sữa và rau củ. Chất đạm giúp cơ thể tạo máu, giảm tình trạng thiếu máu, đưa oxy nuôi dưỡng thai nhi. Đạm cũng rất cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh cũng như “xây dựng” toàn bộ cơ thể bé. Vì vậy, đừng quên những món giàu đạm trong thực đơn của mình, mẹ bầu nhé!

4. Axit folic: Rất cần cho hệ thần kinh của thai nhi

Axit folic có vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ thần kinh trung ương, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Tốt nhất, mẹ nên chủ động bổ sung a-xít folic từ trước khi mang thai và ngay từ tuần đầu tiên của thai kỳ.

A-xít folic có nhiều trong những thực phẩm như: rau chân vịt, súp lơ, ngũ cốc, trứng…

Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi?

Súp lơ xanh chứa nguồn axit folic dồi dào mà mẹ không nên bỏ qua

5. I-ốt: Ảnh hưởng đến sự phát triển não

Thiếu i-ốt trong chế độ ăn hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bướu cổ của mẹ, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng. Bé sinh ra có thể bị suy tuyến giáp bẩm sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí thông minh. I-ốt có thể được bổ sung dễ dàng qua việc ăn uống hàng ngày bằng muối Iốt hoặc uống viên uống bổ sung.

6. Bổ sung kẽm

Kẽm giúp tăng sức đề kháng bảo vệ cơ thể khỏi vi rút gây bệnh. Thiếu kẽm khi mang thai sẽ làm mẹ bầu dễ bị nhiễm trùng và lâu khỏi bệnh hơn những trường hợp khác. Thai nhi trong bụng cũng bị ảnh hưởng, có nguy cơ sảy thai, thai chế lưu. Mẹ hãy bổ sung thêm kẽm bằng cách ăn nhiều đồ hải sản như nghêu, sò, tôm…

7. Bà bầu ăn gì để bé thông minh hơn?

Omega-3 và DHA có vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thông minh của bé. Ngoài ra, việc bổ sung DHA còn có thể giúp mẹ ngăn ngừa nguy cơ sinh non, tiền sản giật cũng như bệnh trầm cảm sau sinh. Omega-3 và DHA có nhiều trong cá hồi, cá cơm. Sẽ thật thiếu sót nếu như mẹ bầu không đưa 2 món này vào thực đơn.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook