Áp xe phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi do vi khuẩn dẫn đến hoại tử nhu mô phổi. Nhu mô phổi bị hoại tử do quá trình viêm nhiễm cấp tính trong các bệnh lý như viêm phổi, màng phổi, hình thành dịch mủ và các ổ áp xe chứa mủ, xác bạch cầu chết và các vi sinh vật gây bệnh. Đây là kết quả của việc hít vi khuẩn thường sống trong miệng hoặc cổ họng vào phổi dẫn đến nhiễm trùng, một tỷ lệ nhỏ các trường hợp do ký sinh trùng gây ra.
Tổng quan
Bệnh áp xe phổi chiếm khoảng 4,8% trong tổng số tất cả các bệnh phổi. Đây là tình trạng bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên số liệu thống kê cho thấy bệnh thường gặp ở độ tuổi 25 – 45 tuổi.
Nhờ vào sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, áp xe phổi được phát hiện sớm và chẩn đoán chắc chắn hơn
Áp xe phổi được phân loại bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên bệnh thường được phân loại dựa vào thời gian tiến triển của bệnh hoặc cơ địa của người bệnh:
1. Dựa vào thời gian tiến triển của bệnh
Áp xe phổi cấp tính: Khi thời gian tiến triển của bệnh kéo dài dưới 4 – 6 tuần.
Áp xe phổi mạn tính: Khi thời gian tiến triển của bệnh kéo dài trên 6 tuần.
2. Dựa vào cơ địa của người bệnh
Áp xe phổi nguyên phát: là sự hình thành các ổ mưng mủ trên một phổi lành, chưa có tổn thương hay bệnh lý trước đây.
Áp xe phổi thứ phát: các ổ mưng mủ được hình thành trên một phổi đã từng có bệnh lý hoặc tồn tại các tổn thương cũ như hang lao, giãn phế quản, nang phổi.
Các biến chứng nguy hiểm
Tình trạng này nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể tiến triển tốt, bệnh khỏi hoàn toàn sau một thời gian để lại sẹo xơ phổi.
Trường hợp không điều trị kịp thời, hoặc điều trị không đúng cách, không đáp ứng tốt có thể tiến triển thành áp xe mạn tính hoặc để lại hang. Lúc này người bệnh có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:
+ Tràn mủ màng phổi: Khi ổ áp xe bị vỡ ra, mủ thông với màng phổi gây viêm nhiễm, hoại tử phổi…
+ Ho ra máu: do tình trạng vỡ mạch máu, đặc biệt nghiêm trọng khi ổ áp xe ở gần rốn phổi, dịch mủ tích tụ nhiều chèn ép làm vỡ mạch máu.Đây là biến chứng cấp tính nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.
+ Nhiễm trùng máu: Khi vi khuẩn xâm nhập từ ổ áp xe vào máu, có thể gây ra tình trạng sốc nhiễm trùng khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng. Trong điều trị phải theo dõi và phòng ngừa nhiễm trùng máu gây biến chứng hoặc lây lan nhiễm trùng đến các cơ quan khác.
Ngoài ra, chúng còn gây ra những biến chứng khác như xơ phổi, giãn phế quản, áp xe não…Tuy nhiên đa phần các trường hợp áp xe phổi được chẩn đoán, điều trị có thể phục hồi hoàn toàn, không để lại biến chứng đáng lo ngại nào.
Áp xe phổi có thể lây được không?
Nguyên nhân chính gây ra thường là do các bệnh nhiễm trùng nặng, nhưng bản chất áp xe phổi không phải là bệnh nhiễm trùng và không lây nhiễm trực tiếp từ người này sang người khác. Bệnh là kết quả của sự tổn thương phổi và phản ứng viêm mạnh trong cơ thể.
Tuy nhiên, bệnh có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành nếu tác nhân gây bệnh trong ổ áp xe lây lan ra môi trường bên ngoài.
Những người có nguy cơ cao sẽ bị mắc bệnh áp xe phổi
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
+ Tuổi tác: những người lớn trên 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
+ Tình trạng cơ thể bị suy kiệt, mệt mỏi, suy dinh dưỡng.
+ Người bệnh sử dụng corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch gây suy giảm hệ miễn dịch
+ Nghiện rượu, thuốc lá, sử dụng ma túy.
+ Mắc bệnh đái tháo đường và các bệnh phổi mãn tính khác như u phổi, ung thư phổi, giãn phế quản, lao phổi, kén phổi bẩm sinh, thuyên tắc phổi.
+ Người bị chấn thương lồng ngực như có mảnh đạn, dị vật trong phổi
+ Cơ địa suy giảm miễn dịch
+ Người bệnh phải lưu catheter tĩnh mạch trung tâm trong thời gian dài.
+ Sau gây mê, đặt nội khí quản, mở khí quản hoặc người bệnh thở máy.
+ Sau khi phẫu thuật tai – mũi – họng hoặc răng – hàm – mặt.
+ Khó nuốt, rối loạn chức năng hầu họng.
Cách phòng ngừa bệnh áp xe phổi
Bệnh áp xe phổi là bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm ở phổi, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh luôn được ưu tiên trên hết. Một số phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả, người bệnh nên lưu ý áp dụng:
+ Luôn giữ vệ sinh và điều trị tốt các nhiễm khuẩn ở răng, miệng, mũi và họng để tránh sự viêm nhiễm từ trên lan xuống gây áp xe phổi.
+ Tuân thủ tốt hướng dẫn của bác sĩ để Điều trị dứt điểm các bệnh lý nhiễm khuẩn vùng răng miệng, tai mũi họng.
+ Cẩn thận khi cho người bệnh ăn thông qua ống sonde dạ dày
+ Phòng tránh các dị vật rơi vào đường thở. Thận trọng khi tiến hành các thủ thuật ở vùng răng hàm mặt, tai mũi họng để tránh các mảnh vụn rơi vào khí phế quản.
+ Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách tập thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các loại hoa quả, trái cây và thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều vitamin C và nhóm B.
+ Đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả khi xuất hiện các triệu chứng ho, sốt cao, đau ngực…
+ Phòng ngừa dị vật rơi vào cổ
+ Khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường như đau ngực, ho, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Bật mí cách tự kiểm tra sức khỏe phổi tại nhà đơn giản, hiệu quả
Nguy cơ nhiễm cúm, viêm phổi tăng gấp 3 lần sau cắt bỏ amidan
Bật mí cách phòng bệnh viêm phổi dị ứng do Aspergillus trong mùa đông
Ung thư phế quản phổi: Chẩn đoán xác định, triệu chứng, giai đoạn bệnh
Các loại áp xe phổi: nguyên nhân, triệu chứng, các giai đoạn của áp xe phổi
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.