Thứ Hai, 05/06/2023 | 17:15

Áp xe phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi do vi khuẩn dẫn đến hoại tử nhu mô phổi. Nó thường là kết quả của việc hít vi khuẩn thường sống trong miệng hoặc cổ họng vào phổi, dẫn đến nhiễm trùng.

Các chủng loại áp xe phổi

Tùy thuộc vào thời gian, mà người bệnh đang mắc phải có thể được phân loại là áp xe phổi cấp tính (nếu triệu chứng của bệnh kéo dài dưới bốn tuần) hoặc áp xe phổi mãn tính (nếu triệu chứng của bệnh kéo dài hơn bốn tuần).

Dựa trên nguyên nhân gây ra áp xe phổi ở người bệnh, có thể phân thành hai loại:

+ Áp xe phổi nguyên phát:xảy ra ở trẻ có bất thường phổi bẩm sinh hoặc mắc phải (như sau viêm phổi, viêm phổi hít, biến chứng sau phẫu thuật…).

+ Áp xe phổi thứ phát: xảy ra ở trẻ mạnh khoẻ – phổi bình thường trước đây. Nguyên nhân gây ra áp xe phổi là do vi khuẩn phế cầu, tụ cầu vàng, liên cầu. Vi khuẩn xâm nhập vào theo đường phế quản, theo đường máu, do viêm phổi hay xâm nhập qua cơ hoành. Trẻ em dễ bị áp xe phổi trong trường hợp bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải (HIV/AIDS), trong đó còn có thể do thuốc ức chế miễn dịch, điều trị ung thư; dị tật lồng ngực, dị tật phổi bẩm sinh, trẻ dễ bị hít sặc vào phổi, nhất là khi có vệ sinh răng miệng kém: bại não, bệnh thần kinh – cơ; sau gây mê, đặt nội khí quản, thở máy; rối loạn nuốt; bất thường hoạt động thực quản; chấn thương lồng ngực, dị vật đường thở bỏ quên.

Áp xe phổi nếu không được điều trị kịp thời sẽ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Các nguyên nhân gây ra áp xe phổi

Có 3 nguyên nhân chính gây ra áp xe ở phổi

+Hít dịch tiết vùng miệng hoặc dị vật (phổ biến nhất)

+Tắc nghẽn nội phế quản

+Tác nhân gây bệnh lan từ đường máu đến phổi (ít phổ biến hơn)

Hầu hết các áp xe phát triển sau khi người bệnh hít dịch tiết vùng miệng ở bệnh nhân có viêm lợi, vệ sinh răng miệng kém hoặc do người bệnh hít phải các dị vật, Các dị vật thường hít phải là thức ăn, thức uống, chất nôn. Khi hít phải các dị vật hoặc dịch tiết từ vùng miệng sẽ dẫn đến sưng, viêm phổi, và chỉ sau 7 – 14 ngày áp xe có thể hình thành.

Những bệnh nhân lớn tuổi hơn và những người không thể giải quyết được chất bài tiết ở miệng của họ, thường là vì bệnh thần kinh, cũng có nguy cơ. Bệnh cũng có thể phát triển thứ phát do tắc nghẽn nội phế quản (ví dụ do ung thư biểu mô phế quản) hoặc do ức chế miễn dịch (ví dụ do HIV/AIDS hoặc sau khi ghép tạng và sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch).

Nguyên nhân ít gặp hơn của áp xe phổi là viêm phổi hoại tử phát triển từ các tác nhân lan đến theo đường máu do huyết khối hóa mủ (ví dụ tắc mạch nhiễm khuẩn do truyền thuốc đường tĩnh mạch hoặc là Hội chứng Lemierre) hoặc viêm nội tâm mạc tim phải.

Một nguyên nhân khác thường dẫn đến hình thành áp xe phổi là do vi khuẩn. Vi khuẩn loại này thường kỵ khí (không cần oxy để phát triển) và bắt nguồn từ miệng, nhưng khoảng một nửa trong số tất cả các ca bệnh liên quan đến cả sinh vật kỵ khí và hiếu khí. Các vi sinh vật khác như động vật kí sinh và nấm cũng có thể làm phổi bị nhiễm trùng và gây ra áp xe.

Các vi khuẩn kị khí phổ biến nhất là:

+ Prevotella

+ Peptostreptococcus

+ Fusobacterium

+ Prevotellaprevotella

+ Bacteroides

Vi khuẩn ái khí phổ biến nhất là

+ Streptococci

+ Tụ cầu, đôi khi là tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA)

Các loại nấm như: Aspergilus, Candida Abicans, Mucor và các loài ký sinh vật như: Amip, sán lá phổi cũng là một trong những tác nhân gây ra bệnh áp xe phổi

Thỉnh thoảng, các trường hợp xuất hiện áp xe phổi là do vi khuẩn gram âm, đặc biệt là Klebsiella.

Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch với áp xe phổi thường bị nhiễm Pseudomonas aeruginosa và các chủng gram âm khác nhưng cũng có thể bị nhiễm trùng Nocardia, Mycobacteria sp, hoặc nấm.

Hệ thống miễn dịch không hoạt động tốt cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây áp xe phổi dođiều này có thể tạo điều kiện cho vi trùng thường không có trong miệng hoặc cổ họng của bạn xâm nhập, như nấm hoặc vi khuẩn gây bệnh lao, viêm họng liên cầu khuẩn và MRSA.

Đường thở bị tắc nghẽn: Chất nhầy có thể hình thành phía sau khối u hoặc dị vật trong khí quảnvà dẫn đến áp xe. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào chất nhầy, sự tắc nghẽn sẽ ngăn chúng ta ho ra ngoài.

Ngoài ra, bệnh sẽ tăng nguy cơ được hình thành do:

+ Sau gây mê, đặt nội khí quản, thở máy

+ Kén hơi bội nhiễm

+ Hoại tử trong bệnh bụi phổi

+ Mắc các bệnh nội khoa khác: Đái tháo đường, các bệnh phổi mạn tính, giãn phế quản

+ Chấn thương lồng ngực có mảnh đạn

+ Lưu đường truyền tĩnh mạch trung tâm lâu ngày

+ Nghiện rượu, tiêm chích ma túy, nghiện thuốc lá.

Một số bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân đến từ các nước đang phát triển, có nguy cơ bị áp xe phổi do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis và một số trường hợp hiếm gặp là do nhiễm amip (ví dụ: Entamoeba histolytica), bệnh do paragonimus, hoặc nhiễm Burkholderia pseudomallei.

Sự xuất hiện của các tác nhân gây bệnh vào phổi trước tiên sẽ gây viêm, trong hơn một hoặc hai tuần dẫn đến hoại tử mô và sau đó hình thành áp-xe. Áp xe thường vỡ vào lòng phế quản, và các thành phần của nó được khạc ra ngoài làm mất dần ổ dịch – khí. Trong khoảng 10% các trường hợp, sự khuyếch tán trực tiếp hoặc gián tiếp (qua lỗ rò phế quản – màng phổi) vào màng phổi gây ra tràn mủ màng phổi.

Các triệu chứng của bệnh áp xe phổi

Bệnh do nguyên nhân nào cũng sẽ tiến triển theo 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có triệu chứng đặc trưng riêng biệt.

Giai đoạn 1: Giai đoạn viêm

Hầu hết các trường hợp đều bắt đầunhư một bệnh viêm phổi nặng, người bệnh sốt cao lên tới 39-40 độ C kèm theo môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở có mùi hôi. Một số bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng tiểu tiện ít, nước tiểu sẫm màu.

Giai đoạn 2: Giai đoạn vỡ mủ

Đây là giai đoạn các triệu chứng áp xe phổi thể hiện rõ ràng nhất, giúp chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác.

Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện sớm 5 – 6 ngày, hoặc có thể xảy ra rất muộn khoảng 50 – 60 ngày sau giai đoạn khởi phát bệnh.Các triệu chứng gồm ho, đau vùng ngực. Người bệnh có thể ho mủ, ho ra máu hoặc kéo dài.

Người bệnh sau ộc mủ có thể thấy triệu chứng sốt giảm dần, cảm thấy dễ chịu hơn. Trường hợp đã khạc mủ nhiều lần mà nhiệt độ vẫn cao, có thể là do còn ổ áp xe khác chưa vỡ mủ.

Nếu tác nhân gây bệnh là virus, mủ sẽ có mùi thối; tác nhân là amip thì mủ có màu như nâu; còn do áp xe đường mật gây vỡ thông lên phổi thì mủ có màu vàng như mật.

Giai đoạn 3: Giai đoạn thành hang

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể vẫn còn khạc mủ nhưng ít hơn. Nếu thân nhiệt người bệnh tăng lên một cách đột ngột, chứng tỏ có thể mủ dẫn lưu kém, còn ứ lại nhiều trong phổi.

Tóm lại, các triệu chứng của áp xe phổi thường đến chậm trong nhiều tuần. Chúng có thể bao gồm:

+ Đau ngực, đặc biệt là khi hít vào

+ Ho, ho mủ, ho ra máu

+ Mệt mỏi

+ Sốt

+ Ăn mất ngon

+ Đổ mồ hôi đêm

+ Đờm (hỗn hợp nước bọt và chất nhầy) có mủ thường có vị chua, mùi hôi hoặc có lẫn máu

+ Người bệnh có thể có hơi thở nặng mùi

Các triệu chứng của áp xe do các vi khuẩn kỵ khí hoặc vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí hỗn hợp thường là mạn tính. Các triệu chứng của áp xe do vi khuẩn hiếu khí phát triển cấp tính hơn và giống với viêm phổi do vi khuẩn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Ung thư phế quản phổi: Chẩn đoán xác định, triệu chứng, giai đoạn bệnh

Tâm phế mãn: Y học chuyên sâu về triệu chứng, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh

Bài tập thở chu kỳ chủ động cho bệnh nhân Covid-19 theo Bộ Y tế

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook