Thứ Ba, 06/09/2016 | 14:10

Chứng ngưng thở khi ngưng thở khi ngủ (OSAS) và phương pháp điều trị căn bệnh hô hấp này.

Những người dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ (OSAS) 

– Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh sử của gia đình có nhiều người mắc chứng ngưng thở khi ngủ cũng làm tăng nguy cơ OSAS 2-4 lần.

– Thừa cân là một yếu tố nguy cơ cho OSAS. Tuy nhiên, không phải ai béo phì cũng đều mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

– Ngưng thở khi ngủ xảy ra ở nam nhiều hơn nữ.

– Bất thường về cấu trúc của đường hô hấp cũng làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ như:

–   Ngạt mũi

–   Khẩu cái mềm và lưỡi gà quá lớn.

–   Quá phát amidan.

–   Lưỡi lớn và dầy.

–   Họng miệng và hạ họng hẹp do niêm mạc và mô dưới niêm mạc quá dày.

–   Hàm nhỏ (micrognathia).

–   Hàm đưa ra sau (retrognathia).

–   Xương móng thấp hơn bình thường.

–   Béo phì.

–   Hội chứng Down.

–   Suy giáp.

–   Bệnh to cực (acromegaly).

–   U, phẫu thuật ung thý và tia xạ ở mũi họng gây phù nề hoặc xơ sẹo.

– Hút thuốc và uống rượu làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ

Ai dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ (OSAS), phương pháp điều trị

Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ

Có rất nhiều phương pháp điều trị cho chứng ngưng thở khi ngủ. Việc điều trị thích hợp nhất phụ thuộc vào bệnh sử của mỗi cá nhân và mức độ nghiêm trọng của chứng bệnh này.

– Khám lâm sàng

Mục tiêu chính của khám lâm sàng là xem xét toàn bộ những yếu tố nghi ngờ về giải phẫu gây tắc nghẽn đường thở và ghi nhận những tổn thương tại chỗ để sửa chữa. Cấu trúc sọ mặt của bệnh nhân OSAS là thông tin rất quan trọng. Ngạt mũi thường gặp do quá phát cuốn mũi cũng thường gặp ở những bệnh nhân OSAS. Thở miệng khi ngủ rất hay gặp. Tuy nhiên, không thể kết luận thở miệng là hoàn toàn do ngạt mũi.

Khám họng, hạ họng thường được các bác sĩ tai mũi họng quan tâm nhằm tìm kiếm những nếp niêm mạc thừa dày lên ở hạ họng, lưỡi gà và khẩu cái mềm. Ðộ sâu và rộng của hạ họng, sự quá phát của amidal cũng được xem xét.

Hàm tụt ra sau, hàm nhỏ, lưỡi lớn có thể gặp.

Nội soi ống soi mềm có ích trong việc đánh giá đường thở của bệnh nhân OSAS.

Bệnh nhân cũng cần làm thêm một số xét nghiệm nhý: EEG, EMG, ECG, EOG, oxymetry, SaO2 < 85% cần đặc biệt chú ý, SaO2 < 60% biểu hiện OSAS nặng, X-quang sọ mặt..

– Ðiều trị nội khoa

Bệnh nhân cần tránh sử dụng rượu, các thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc an thần, một số thuốc kháng histamine và các thuốc chống động kinh đặc biệt vào ban đêm. Ngay cả một số thuốc điều trị cao huyết áp ức chế beta hoạt động ngắn cũng có thể làm OSAS nặng thêm. Thuốc thường được sử dụng để điều trị OSAS là Protriptyline, tuy nhiên hiệu quả còn chưa cao. Nếu OSAS do nguyên nhân về giải phẫu, các thuốc hoàn toàn không có hiệu quả.

Sự béo lên cũng làm gia tăng nguy cơ và độ trầm trọng của OSAS, làm lắng đọng mô mỡ trong đường hô hấp trên. Do đó giảm cân được xem như là một phương pháp điều trị hỗ trợ.

Thở oxy hỗ trợ có thể hữu ích trong thời gian ngắn nếu các cách khác không có tác dụng.

Một phương pháp điều trị không phẫu thuật quan trọng nhất là sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (continuous positive airway pressure: CPAP). Bệnh nhân mang một mặt nạ trong khi ngủ, mặt nạ này được nối với một máy bơm đẩy không khí vào mũi ở áp lực cao vừa đủ đảm bảo đường thở thông thoáng và kích thích cho thở bình thường. CPAP là phương pháp điều trị phổ biến nhất, cải thiện trong 100% trường hợp, ngoại trừ vài trường hợp tắc mũi nặng. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân cảm thấy bất tiện khi đeo mặt nạ,

Các phương pháp khác như nẹp rãng hàm (orthodontic splints), dụng cụ giữ lưỡi, kèn mũi (nasal trumpets) đã được báo cáo là thành công nhưng vẫn không được chấp nhận rộng rãi.

– Ðiều trị phẫu thuật trong OSAS
Mở khí quản cũng là một tiêu chuẩn vàng trong điều trị OSAS nặng và vẫn còn hiệu quả cao. Tuy nhiên tiêu chuẩn mới có lẽ là CPAP. Mở khí quản hữu ích đối với những bệnh nhân không chịu được hoặc không hiệu quả với CPAP.

Từ năm 1981, phẫu thuật tạo hình lưỡi gà – khẩu cái – họng (uvulopalatopharyngeoplasty: UPPP) đã được giới thiệu để điều trị OSAS, đây là phẫu thuật cắt lưỡi gà, một phần khẩu cái mềm, amidal và có thể các mô thừa khác trong họng. UPPP giúp cải thiện đáng kể với OSAS nặng (khoảng 50%). Những bệnh nhân bị OSAS nặng được cải thiện triệu chứng nhưng có thể vẫn tiếp tục có sự ngưng thở và mất bão hòa oxy đáng kể. Nhiều nghiên cứu đã không cho thấy có bất kỳ sự cải thiện nào đối với tỷ lệ tử vong với UPPP, như xảy ra ở những bệnh nhân được mở khí quản hoặc CPAP.

Phẫu thuật treo xương móng nhằm làm rộng đường thở ở nền lưỡi được giới thiệu là khá thành công, đặc biệt nếu phẫu thuật kết hợp với UPPP và phẫu thuật ở mũi. Phẫu thuật xương hàm trên và dứoi bằng sliding ostiotomies cũng giải quyết được những bất thường về giải phẫu gây ra OSAS.

Tắc nghẽn mũi một phần hoặc hoàn toàn có thể làm tăng thêm OSAS nhưng hiếm khi là nguyên nhân duy nhất. Giải quyết ngạt mũi đơn thuần thường không hiệu quả trong OSAS mà thường có tác dụng hơn trong ngừng thở nhẹ, ngủ ngáy mạn tính hoặc khi sử dụng kết hợp với các loại phẫu thuật đường thở khác.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Chứng ngừng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ bệnh gút

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook