Các cụ đã dạy rằng “cẩn tắc vô áy náy”, đôi khi cuộc sống đặt ra cho ta khá nhiều thử thách nguy hiểm và rắc rối, muốn bảo toàn tính mạng buộc chúng ta phải tự thân vận động. Đây là kỹ năng sinh tồn được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp ai cũng nên biết để có thể cứu chính mình.
Những kỹ năng SINH TỒN ai cũng nên biết
Mưu sinh
Mưu sinh là một kỹ năng vô cùng quan trọng với mỗi chúng ta, đó không chỉ là việc làm mà còn vô số những việc chúng ta cần lo lắng. Bạn có thể kiếm được nhiều tiền và cuộc sống không cần bận tâm chuyện bếp núc vì đã có “cơm hàng cháo chợ”. Tuy nhiên, chúng ta chỉ thực sự thành công trong công cuộc “mưu sinh” khi chúng ta có khả năng làm mọi việc để tự phục vụ bản thân mình. Thử tưởng tượng nếu bạn không đủ giàu để thuê người giúp việc, ai sẽ nấu ăn, quét nhà, rửa bát cho bạn?
Mưu sinh không đơn thuần chỉ là tìm một việc làm nào đấy để kiếm tiền mà là cả một chuỗi những công việc bổ trợ cho nhau mà việc làm chỉ là một trong số đó!
Bơi lội và những môn thể thao bổ trợ
Bạn sẽ làm gì nếu gặp phải cơn nước lũ đang cuốn phăng tất cả mọi thứ và sớm muộn cũng bị nó cuốn theo? Ngồi chờ nước cuốn hay bấu víu vào bất cứ thứ gì đó để chủ động trong việc kéo dài sự sống? Nếu không biết bơi, không may mắn gặp được những cành cây bạn sẽ ra sao? Thế nên hãy học bơi lội và những môn thể thao khác để bạn có đủ sức mạnh, sự dẻo dai và có đủ tự tin để vượt qua những thử thách ấy!
Cá mập
Theo các nhà nghiên cứu, chỉ có khoảng 20 loài cá mập “hay” tấn công con người trong tổng số 150 loài cá mập trên hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, tin xấu là nếu bạn lọt vào tầm ngắm của một con cá mập thì rất khó mới có thể thoát khỏi nó.
Khi bắt buộc phải đối mặt với cá mập trong tình huống “tiến thoái lưỡng nan”, bạn phải nhớ đừng quay lưng hay cố chạy trốn trong hoảng loạn vì nước càng khuấy động thì sẽ càng kích thích cá mập tấn công hơn. Trong tình huống này, bạn nên di chuyển từ từ để tránh gây sự chú ý cho cá mập.
Còn nếu bị rơi vào trận địa của cá mập, hãy đánh mạnh vào mắt và mang của nó vì đây là khu vực nhạy cảm của loài vật này.
Để tránh thu hút cá mập tấn công trên biển, bạn hãy tránh để máu hoặc nước tiểu “xuất hiện” trong nước vì sát thủ đại dương phát hiện rất nhanh và bạn có thể rơi vào tầm ngắm của chúng.
Sứa cắn
Sứa tấn công có thể khiến bạn cảm thấy buốt và đau đớn vô cùng. Nhiều người cho rằng sử dụng nước tiểu bôi lên vết thương có thể giúp xoa dịu cơn đau do sứa gây ra. Tuy nhiên, đó chỉ là một huyền thoại mà thôi.
Ngay sau khi bị sứa cắn, bạn hãy nên rửa vết thương với nước muối sạch để loại bỏ những bụi bẩn. Nếu bạn rửa vết thương bằng nước ngọt thì tình hình sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Sau đó, bạn dùng cây nhíp hoặc thìa, … để chà và loại bỏ phần gai sứa và độc tố ra khỏi vết thương. Bạn cũng có thể chườm đá hoặc bôi thuốc kháng histamine để ngăn cho nọc độc sứa không lan rộng. Tiếp đó, bạn nhanh chóng di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành điều trị.
Ong chích
Ong là một loài vật có tính bầy đàn cao và chúng có thể sẵn sàng tấn công “kẻ ngoại phạm” để bảo vệ tổ của mình. Cụ thể, chúng có thể đốt ngay cả khi bạn chỉ vô tình đi qua tổ ong.
Màu sắc tối như màu đen rất thu hút ong. Do đó, nếu bạn mặc một chiếc áo tối màu thì nguy cơ bị ong đốt sẽ cao hơn khi bạn mặc áo sáng màu.
Tuy nhiên, khi một vài con ong đuổi theo bạn, hãy trốn ở một nơi tối vì điều đó có thể khiến chúng buông bỏ mục tiêu tấn công do thiếu ánh sáng.
Rắn cắn
Hầu hết các trường hợp rắn cắn vì chúng tưởng con người đang cố bắt chúng. Do đó, khi thấy rắn đang bò phía sau, bạn nên tránh thật xa. Nếu chúng bò theo bạn, hãy giậm chân xuống đất thật mạnh để tạo sóng xung kích, điều này sẽ khiến rắn rời đi.
Nếu bị rắn cắn, đừng cố hút chất độc bằng miệng như chúng ta thường thấy trên phim. Cách tốt nhất là bạn hãy rửa vết thương bằng nước sạch, buộc dây để đảm bảo phần dính độc ở vị trí thấp hơn tim để ngăn chặn chất độc lan nhanh.
Thậm chí, nếu có thể bạn hãy cố ghi nhớ hình dáng, đặc điểm của con rắn hay chụp hình nó để bác sĩ có thể tìm ra loại thuốc trị nọc độc thích hợp nhanh nhất.
Sau đó, bạn nhanh chóng gọi cho dịch vụ cứu hộ và di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
Khi bị mắc kẹt trong một không gian kín
Bất kể đó là thang máy hay tòa nhà bị sập, thứ quý giá nhất với bạn lúc đó chính là không khí. Để tránh lãng phí chúng, hãy nhớ:
– Cách thở: Hít sâu, nhưng thở ra thật chậm
– Không thắp lửa, dù là diêm hay bật lửa. Lửa sẽ khiến oxy cạn nhanh hơn.
– Không hoảng loạn, không gào thét. Những hành động như vậy sẽ làm tăng nhịp tim, tức là bạn sẽ thở nhanh hơn.
– Lấy áo bọc quanh đầu, nhằm tránh hít phải bụi.
Khi bị chó cắn?
Dù bị con gì cắn, thì việc đầu tiên bạn cần làm là rửa sạch vết thương bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn. Hãy nhớ, miệng của các loài động vật là một ổ vi khuẩn. Chúng sẽ khiến bạn có nguy cơ nhiễm trùng cực kỳ cao.
Trong trường hợp thấy vết thương chảy máu rất lâu, sau đó sưng tấy đỏ thì hãy cẩn thận. Có thể sinh vật vừa cắn bạn đã mắc phải bệnh dại. Nếu như sau đó bạn bị sốt, vết thương thì ngứa điên đảo, khả năng ấy là trên 90%.
Vết thương do một con rắn độc cắn sẽ không bình thường. Nơi bị cắn sẽ rất đau đớn, trong khi máu nhanh chóng chuyển thành đỏ thẫm, thậm chí còn pha một chút xanh. Sau đó, vết thương sẽ sưng phồng lên, còn nạn nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng: đau đầu, sốt, mờ mắt, buồn nôn…
Lúc đó chúng ta phải làm gì? Tất cả các bác sĩ đều khuyên rằng bạn không nên hút máu độc ra, vì nếu miệng lúc đó đang bị thương, độc tố có thể tiếp cận não bộ nhanh hơn. Thay vào đó, nên tìm đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để thực hiện chữa trị.
Tuy nhiên, nếu như bị cắn ở giữa nơi đồng không mông quạnh, cách xa khu dân cư, lựa chọn duy nhất của bạn là hút máu độc. Trong trường hợp buộc phải hút, bạn nên thực hiện điều đó càng sớm càng tốt, sau đó súc miệng thật sạch sẽ.
Ngoài ra, không được bịt chặt vết thương, vì nếu độc tập trung tại một chỗ, khu vực ấy gần như chắc chắn sẽ bị hoại tử. Hãy để máu chảy, nó sẽ mang theo một phần độc tố ra ngoài.
{credit}
Nguồn: Phunutoday
Chưa có bình luận.
Từ khóa: