Thứ Ba, 12/01/2016 | 22:00

Sau những hào hứng, phấn khích vì sắp được “lên chức”, các ông bố không khỏi bối rối với những khó khăn, sợ hãi khi con sắp chào đời. Đã thế, anh ấy có thể còn cảm thấy thật kỳ cục khi chia sẻ về nỗi sợ và sự bất an của mình. Đừng lo, những nỗi sợ hãi này là hoàn toàn tự nhiên.

Sau đây là 7 nỗi lo lắng thông thường mà các ông bố tương lai phải đối mặt.

1/ Lo lắng về tài chính

Nỗi lo sợ lớn nhất mà người đàn ông nào trên thế giới cũng có: Liệu tôi có thể chu cấp và bảo vệ cho gia đình mình? Trong nhiều gia đình khi sinh con đầu lòng, bố mẹ phải đối mặt với một sự thay đổi đột ngột khi mà thay vì hai vợ chồng đi làm để nuôi sống bản thân thì bây giờ tạm thời chỉ có nguồn thu nhập của người bố cho gia đình ba người. Đó là một gánh nặng lớn trong thế giới hiện nay. Người bố phải trở nên mạnh mẽ hơn so với chính mình trước đây. Anh ấy không chỉ phải hỗ trợ về mặt tài chính mà còn cả về tinh thần: Người bạn đời của anh ấy sẽ cần sự giúp đỡ từ anh, cô ấy sắp trải qua một quá trình khó khăn với nhiều cung bậc cảm xúc mạnh mẽ, và anh phải chuẩn bị thật sẵn sàng để trở thành điểm tựa cho cô ấy.

2/ Nỗi lo sợ khi không thể giúp đỡ vợ trong quá trình sinh nở

Một số anh xã sau khi được xem những thước phim về sự đau đớn của phụ nữ khi chuyển dạ cảm thấy mình thật vô dụng khi không thể giúp gánh đỡ những đau đớn của người phụ nữ họ yêu thương. Đồng thời, họ thường cảm thấy như mình là “kẻ ngoài cuộc”, bởi sau tất cả thì chính phụ nữ mới là người mang thai những đứa trẻ và cũng chính là người mà cơ thể sẽ thay đổi để thích nghi với đứa trẻ mang trong mình.

Nhưng việc một người cha cảm thấymình thực sự có thể giúp được gì đó trong khi vợ chuyển dạ cũng rất quan trọng. Các chuyên gia khuyến khích các ông bố nên đến các lớp học tiền sản cùng vợ và giúp vợ lên kế hoạch về việc sinh đẻ. Họ cũng nên nói chuyện với người đỡ đẻ cho vợ để tìm cách tham gia vào quá trình đó; bởi với sự giúp đỡ của người chồng, quá trình này có thể trở nên bớt khó khăn đối với các bà vợ đấy!

3/ Nỗi sợ mình có phải là người cha thực sự của bé

Nhà tâm lý họcJerrold Lee Shapiro, tác giả của quyển Làm bố cho rằng, khoảng một nửa các người bố tương lai mà ông từng phỏng vấn đều thừa nhận là từng có suy nghĩ thoáng qua rằng họ không thực sự là cha đẻ của đứa bé. Nhưng khi bạn hỏi rằng, họ có nghi ngờ người bạn đời của mình ngoại tình hay không thì họ lại cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương. Theo logic thì điều này có vẻ thật vô lý, nhưng nếu xét về tình cảm thì có lẽ điều gì khác đang xảy ra. Anh ấy cứ tự cho rằng mình không xứng đáng: “Để tạo ra một sự sống mới là một điều quá thiêng liêng, quá thần kỳ. Chắc ai đó tốt đẹp hơn tôi đã làm điều này!”.

4/ Nỗi sợ hãi cái chết

Khi bạn đã trở thành một phần trong việc tạo ra một sự sống mới, bạn không thể tránh được suy nghĩ về sự kết thúc của cuộc sống. Những suy nghĩ về cái chết của chính mình có thể mở rộng ra dần: Bạn không còn là thế hệ trẻ nhất nữa, thế hệ kế cận có thể thay thế bạn đã ra đời rồi và nếu mọi việc đều diễn ra tốt đẹp như bạn muốn, bạn sẽ chết trước khi con cái mình chết. Và nhiều đấng mày râu khi chuẩn bị lên chức đã thốt lên rằng: “Tôi không có quyền được chết nữa rồi”.

7 nỗi sợ thường gặp khi chuẩn bị "lên chức" bố

Ngay cả những người đã chuẩn bị kỹ càng nhất về tâm lý và kiến thức, thì vẫn gặp phải những nỗi sợ vô hình khi chuẩn bị làm bố

5/ Nỗi sợ của ông bố tương lai về sức khỏe của vợ con mình

Sinh con là một trải nghiệm cực kỳ căng thẳng. Những thứ đáng sợ có thể xảy đến với những người bạn yêu thương nhất trên đời này. Bạn có thể mất đứa bé; bạn còn có thể mất đi người bạn đời của mình và phải nuôi nấng bé một mình. Cũng chẳng phải cách đây quá lâu khi mà sinh con là một sự nguy hiểm thực sự và nguyên nhân tử vong chủ yếu của phụ nữ dưới 50 tuổi chính là sinh nở. Bây giờ thì tuy quá trình sinh nở đã diễn ra tốt đẹp nhưng hầu hết các anh xã đều cảm thấy lo lắng khi nghĩ đến những rủi ro trong khi vợ bầu lâm bồn.

6/ Nỗi sợ hãi trong mối quan hệ vợ chồng

Đàn ông thường sợ rằng vợ mình sẽ thương con nhiều hơn bất cứ ai trên đời – và sẽ loại họ ra khỏi mối quan hệ mẫu tử thân thiết ấy. Đó là nỗi lo sợ thực sự rằng họ sẽ bị thay thế.

Đúng là việc có em bé sẽ tạo ra một chướng ngại lớn trong mối quan hệ của vợ chồng bạn. Cũng đúng là những ông bố có thể cảm thấy bị bỏ rơi khi mà sự kết nối giữa mẹ con trở nên thật mạnh mẽ, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên của bé. Nhưng mỗi cha mẹ đều có thế mạnh riêng của mình trong việc nuôi dưỡng con cái. Đứa trẻ thường dựa vào người mẹ để cảm thấy an toàn, thoải mái và sự ấm áp. Chúng học theo người cha trong cái cách ông ấy cảm nhận về sự tự do, độc lập và về cuộc sống xung quanh. Tất nhiên là những phẩm chất này có thể đến từ cả bố lẫn mẹ, nhưng nếu những thế mạnh này có thể cùng hỗ trợ lẫn nhau thì điều này sẽ thật tuyệt vời.

7/ Nỗi sợ khi vào phòng sinh cùng vợ

Đàn ông thường chẳng biết gì về phòng khám sản khoa – phụ khoa. Nó xa lạ, lạnh lẽo và nó là một thứ gì đó mà cánh mày râu chẳng thể hiểu rõ được. Phòng khám ở bệnh viện và phòng sinh có thể làm các ông bố thấy không thoải mái. Vậy nên việc chuẩn bị trước – như cùng nhau đưa ra những quyết định về việc bạn muốn vợ con được chăm sóc như thế nào trong bệnh viện – có ích rất nhiều. Việc lên kế hoạch sinh nở, với những trách nhiệm cho bạn, có thể giúp bạn hình dung rõ ràng hơn trong đầu về quá trình này.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook