Uống rượu bia là điều không thể tránh khỏi trên các bàn tiệc trong những ngày Tết đến xuân về. Nhưng nhiều khi “vui quá chén”, cánh mày râu không tự chủ được bản thân, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Tác hại của rượu bia – biết rồi vẫn phải nói
Bia, rượu, dù là rượu vang hay rượu thuốc… đều chứa cồn là chất độc hại với cơ thể. Khi chất cồn vào trong cơ thể quá nhiều sẽ sinh ra các bệnh lý như rối loạn tâm thần – hành vi, nhiễm độc cấp, bệnh dạ dày… và đặc biệt là các bệnh về gan.
Vậy bia rượu phá hủy lá gan như thế nào? Ngay sau khi được hấp thụ vào máu, cơ thể sẽ bắt đầu tiến hành hoạt động đào thải rượu bia ra ngoài. Một phần nhỏ được thải qua tuyến mồ hôi, nước tiểu, hơi thở, 90% còn lại sẽ được chuyển hóa ở gan.
Tế bào gan có hệ thống men (enzyme) có nhiệm vụ chuyển hóa cồn trong rượu thành CO2 và nước, từ đó đào thải ra ngoài cơ thể. Song gan chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ.
Dịp Tết là lúc gặp mặt đầu năm, đoàn tụ gia đình, bạn bè…chúng ta thường nâng cốc chúc mừng năm mới, điều đó cũng đồng nghĩa với việc sẽ uống nhiều bia rượu. Lượng rượu bia hấp thụ nhiều hơn bình thường khiến gan không kịp sản xuất đủ men để chuyển hóa cồn nữa. Lúc này các độc chất được tạo ra từ rượu sẽ bị ứ lại trong cơ thể, trực tiếp phá hủy tế bào gan và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng khiến cơ thể bị mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn… thậm chí có thể nhập viện do men gan cao, viêm gan cấp… vào mỗi dịp Tết.
7 loại nước uống phổ biến nhất giúp giã rượu cho chồng ngày tết
Nước mía
Nước mía giúp bạn giải rượu và nhanh chóng thoát khỏi cơn say rượu.
Nước chè xanh
Trong chè xanh có chứa axit tanic có khả năng khử chất cồn trong rượu. Vì thế người say rượu uống một cốc chè xanh thật đặc cũng có thể giúp giải rượu rất tốt.
Nước ép cà chua
Nước ép cà chua làm giảm chóng mặt, khiến cơn chóng mặt dần biến đi. Có thể thêm một ít muối để giúp người say ổn định tinh thần.
Nước nho
Nho tươi có chứa nhiều axit tartaric, kết hợp với ethanol tạo thành este để giảm nồng độ ethano;. Như vậy, nước nho tươi có tác dụng hiệu qua làm giảm cơ buồn nôn. Nếu uống trước khi uống rượu có thể làm chặn lại cơn say.
Nước ép dưa hấu
Dưa hấu có thể giảm nhiệt rượu nhanh chóng nhờ có các chất điện giải, thêm một ít muối sẽ giúp ổn định tinh thần.
Nước gừng
Trà gừng giúp giảm buồn nôn, dịu bao tử. Kết hợp cùng với mật ong sẽ làm tăng lượng đường để phục hồi cơ thể sau khi uống rượu một cách nhanh chóng.
Nước chanh nóng
Những ngày tết say xỉn, cách giải rượu nhanh nhất là sử dụng nước chanh nóng nhưng chú ý là không có đường. Bạn cũng có thể thêm vài lát gừng sẽ giải rượu nhanh hơn nữa. Khi giải rượu với gừng, bạn chỉ cần rót nước nóng ra tách, pha thêm chút nước nguội cho vừa uống, vắt chanh và cho thêm gừng, muối.
Biện pháp chống ngộ độc rượu rượu hiệu quả:
– Cần biết rõ độ cồn của chai rượu mình uống và chọn chai có độ cồn dưới 30.
– Tuyệt đối không uống rượu khi đói.
– Không uống trà xanh sau khi uống rượu, nên uống các loại nước ép hoa quả giúp giải nhiệt rượu nhanh hơn.
– Hạn chế sử dụng rượu ngâm từ động vật chứa độc tố.
– Không sử dụng thuốc giải nhiệt rượu quá thường xuyên.
– Nên kiểm tra sức khỏe cho gan định kì.
{credit}
Nguồn: Phunutoday
Chưa có bình luận.