Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ còn tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Làm sao để có một chế độ hoàn hảo? Nếu vẫn lăn tăn, bầu tham khảo thêm 6 lựa chọn lý tưởng dưới đây nhé!
Khi mang thai, ít nhiều các mẹ sẽ cảm thấy áp lực về chuyện ăn uống, chế độ dinh cho mẹ và bé. Những câu hỏi như: nên ăn gì, uống gì là tốt nhất cho cả hai mẹ con hay cần tránh dung nạp những gì khi mang thai… sẽ có thể luẩn quẩn suốt trong tâm trí các mẹ. Và đôi khi những lời khuyên dành cho các mẹ từ nhiều nguồn lại “làm khó” lẫn nhau, chẳng hạn: mẹ bầu nên ăn nhiều cá nhưng lại phải cẩn trọng với thủy ngân, ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin nhưng trong trái cây lại chứa đường, cần cung cấp đạm cho cơ thể nhưng lại phải giữa cho cholesterol ở mức thấp… 6 “siêu phẩm” sau đây sẽ đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mẹ cần cho một thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu hoàn hảo. Cùng xem nhé!
1/Trứng
Một quả trứng tuy nhỏ nhắn nhưng lại mang giá trị dinh dưỡng to lớn với 12 loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ, điển hình như vitamin A, D và B12. Hơn nữa, lòng đỏ trứng còn chứa choline, chất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não của thai nhi, nhất là ở tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Theo các chuyên gia đánh giá thì lòng đỏ trứng còn xứng đáng là nguồn đạm “5 sao” cho cơ thể vì các amino axít chứa trong nó đạt đến sự cân bằng hoàn hảo.
Hàm lượng đạm trong trứng gần như “hoàn hảo”
2/ Các loại đậu
Đậu xanh, đậu lăng và đậu cúc (đậu pinto) là những nguồn cung cấp đạm đáng tin cậy cho mẹ bầu. Ngoài ra, đây còn là nguồn cung cấp folate và xơ dồi dào cho cơ thể. Folate đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế nguy cơ dị tất ống thần kinh ở trẻ trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Hàm lượng chất xơ cũng giúp mẹ giải quyết chứng táo bón và trĩ phổ biến khi mang thai do chịu tác động của việc thay đổi hoóc-môn của cơ thể. Hầu hết các loại đậu đều có hương vị riêng của mình nên chúng rất tiện để kết hợp với các món ăn khoái khẩu của các mẹ. Chúng có thể dùng kèm với salad hay dùng để nấu súp hay ăn không thay cơm.
Các loại đậu là lựa chọn tuyệt vời cho hệ tiêu hóa của các mẹ
3/ Thịt bò
Với thịt bò, mẹ nên chọn loại có nguồn gốc rõ ràng, cẩn thận. Khi mua nên chọn phần nạc vai, không mỡ. Thịt bò cung cấp một lượng lớn kẽm và sắt cho cơ thể. Sắt đóng vai trò quan trọng trọng trong việc tăng cường lưu lượng máu cho mẹ bầu. Điều này rất có ý nghĩa vì khi mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ có thể tăng gần 50% so với người bình thường. Chính vì thế, khi các mẹ dự định có em bé, bác sĩ sẽ cho uống bổ sung sắt từ 18mgr lên đến 27mgr. Tương tự với kẽm, bầu cũng sẽ được bổ sung từ 8mgr lên đến 11mgr, bởi kẽm có vai trò cực kỳ quan trọng cho việc tái tạo tế bào và miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, bầu nên tránh xa những món thịt nguội, thịt tái hay nấu chưa chín nhé!
4/ Rau lá xanh
Đừng bỏ quên các loại rau lá xanh trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai của mình, bầu nhé! Các loại rau như cải xoăn, rau chân vịt và cải cầu vồng (Swiss chard) đều là nguồn dinh dưỡng rất tốt, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Chúng chứa các chất chống ôxy hóa, folate, canxi cũng như các loại vitamin A, C và K.
Bầu có thể thử ăn chế biến chúng thành salad, món ăn kèm với bánh mì hoặc kết hợp xay sinh tố. Đặc biệt, với cải xoăn, bầu có thể cho vào lò nướng để làm thành món “snack” rất ngon, dùng thay cho món khoai tây chiên tẩm muối.
Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu không thể thiếu các loại rau lá xanh
5/ Sữa chua
Ngoài bổ sung canxi, sữa chua còn cung cấp thêm đạm và folate, đồng thời có tác dụng “xoa dịu” dạ dày. Mẹ bầu có thể ăn riêng mỗi sữa chua hay cho vào xay cùng với sinh tố hoặc thưởng thức món kem sữa chua. Thai nhi sẽ cần canxi để phát triển hệ xương của bé và bản thân các mẹ cũng cần bổ sung thêm rất nhiều canxi để có được một thai kỳ 9 tháng khỏe mạnh.
6/ Cá hồi
Đây là loại cá sống ở vùng nước lạnh và giàu mỡ nên nó sẽ là nguồn cung cấp a-xít béo omega-3, cụ thể hơn là DHA hảo hạng. Chất béo tốt này rất quan trọng cho sự phát triển trí não và thị giác của thai nhi. Vì thế, bác sĩ thường khuyên mẹ bầu ăn từ 230gr – 340gr cá mỗi tuần để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu DHA của cơ thể.
Chưa có bình luận.