Thứ Năm, 07/11/2024 | 16:43

Các căn bệnh tiêu hoá thường gặp trong mùa thu đông như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày tá tràng, thủng dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản…

Tháng 11, 12 hàng năm là thời điểm thời tiết chuyển mùa, thay đổi thất thường, khu vực miền Nam mưa nắng bất chợt trong khi miền Bắc bắt đầu xuất hiện những cơn gió lạnh kèm theo tiết trời hanh khô. Thời tiết chuyển mùa dẫn đến đến các căn bệnh liên quan đến hệ hô hấp như cảm cúm, viêm mũi dị ứng…Các căn bệnh đường tiêu hoá thường gặp như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày tá tràng, thủng dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản…

Thời tiết mỗi mùa có một đặc trưng với những ưu, nhược điểm riêng, những căn bệnh điển hình theo mùa cũng lập đi lập lại hàng năm. Loại trừ những nguyên nhân về bệnh lý, tiến sĩ Amit Miglani, Giám đốc kiêm Trưởng Khoa Tiêu hóa, Viện Khoa học Y tế Châu Á, Faridabad đã tìm ra 5 lý do dẫn đến các vấn đề tiêu hóa trong mùa thu đông tại Việt Nam.

Không uống đủ nước

Khi nhiệt độ giảm, cơ thể có xu hướng giảm lượng nước uống. Tuy nhiên việc uống đủ lượng nước hàng ngày là điều cần thiết để loại bỏ tất cả các độc tố trong cơ thể. Theo WHO lượng nước cần thiết của mỗi người/ngày đối với nam giới là 3,7 lít nước mỗi ngày. Đối với nữ giới cần cung cấp cho cơ thể khoảng 2,7 lít nước mỗi ngày. Đối với trẻ em, những trẻ có cân nặng 10kg cần uống 1 lít nước mỗi ngày (kể cả lượng sữa mà bé uống vào). Đối với trẻ có cân nặng lớn hơn 10 kg thì mỗi kilogram cần tăng thêm 50ml…Việc không uống đủ nước sẽ gây ảnh hưởng đến đường ruột, khiến thức ăn khó di chuyển hơn và có thể dẫn đến táo bón do đó cần uống đủ nước để tránh các vấn đề về bệnh tiêu hóa trong mùa thu đông.

Lạm dụng đồ uống có gas

Những đồ uống có ga được ưa chuộng như Pepsi, 7Up, Sprite, Mirinda, Fanta, Red Bull…Tuy nhiên khi thời tiết chuyển lạnh hãy thay soda và các loại đồ uống có ga khác bằng cà phê hoặc nước ép trái cây. Nguyên nhân do các bong bóng trong nước giải khát có thể gây kích thích thành dạ dày dẫn đến đau dạ dày nhiều hơn. Ngoài ra, lạm dụng nước uống có ga có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, gây tăng cân, đái tháo đường, kháng insulin và các vấn đề sức khỏe khác.

Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn vặt

Việt Nam với đa dạng các món ăn của ba miền bắc, trung, nam…Tuy nhiên việc thưởng thức quá nhiều các món ăn vặt như chè bưởi, xoài lắc, bánh tôm, nộm khô bò, bánh tráng nướng mắm ruốc, sụn gà rang muối, da heo chiên nước mắm, mực rim me, bánh tráng tỏi…không chỉ làm chậm quá trình tiêu hóa mà còn dẫn đến đầy hơi, gây hại cho sức khỏe tiêu hóa.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy việc thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu trong đồ ăn vặt thậm chí có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Ngoài đồ ăn vặt, những thực phẩm chế biến sẵn như thịt quay, các loại giò chả…cũng không nên lạm dụng. Đảm bảo  ăn chín, uống sôi, tăng cường các loại ngũ cốc nguyên hạt như đậu lăng, đậu hà lan… hạn chế thức ăn cay vì nó có thể gây ợ nóng và đau dạ dày

Lười vận động

Thời tiết lạnh khiến cơ thể trì trệ, lãng quên các hoạt động tập luyện thể dục thể thao như đi bộ, đạp xe, đá bóng… Điều này khiến vòng tuần hoàn kém lưu thông, lưu lượng máu tới hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng gặp hạn chế. Chức năng co bóp và tiêu thụ thức ăn của dạ dày không còn được đảm bảo và xuất hiện các cơn đau dạ dày.

Căng thẳng, thiếu ngủ

Thời tiết chuyển mùa cũng gây ra mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến thiếu ngủ. Điều này đã tác động đến hệ tiêu hóa có thể dẫn đến đầy hơi, gây viêm. Giải pháp giảm căng thẳng là tăng cường các hoạt động thể thao, các hoạt động cộng đồng như đi bộ, tập yoga, thiền nghe nhạc, nấu ăn, khiêu vũ…Niềm đam mê trong các hoạt động thể thao, giao lưu với những người xung quanh giúp tăng cường sức khoẻ và mang lại một giấc ngủ ngon, có tác dụng hơn rất nhiều các loại thuốc bổ.

Để phòng tránh các căn bệnh về tiêu hoá trong mùa thu đông, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, cân đối các nhóm dưỡng chất gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, tăng cường các loại hoa quả như táo, cam, lê, dưa hấu…giúp bổ sung vitamin, nâng cao sức đề kháng. Lưu ý uống đủ lượng nước từ 1, 5 đến 2, 5 lít nước ấm/người/ngày, tránh ăn, uống những đồ ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh…duy trì tập luyện thể dục, thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chế độ ăn và các bài tập cho bệnh nhân viêm đại tràng

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây viêm đại tràng

Chế độ ăn kiêng cho người viêm loét dạ dày, tá tràng: nên, không nên ăn gì

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, phương pháp điều trị

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook