Chủ Nhật, 05/06/2022 | 16:25

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, phương pháp điều trị

Thế kỷ hiện đại, công nghệ số hỗ trợ con người nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại có một nghịch lý – tỷ lệ bệnh nhânviêm loét dạ dày gia tăng, đặc biệt là giới trẻ. Chúng ta cùng nghiên cứu để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1) Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

+  Do chế độ ăn uống không điều độ.

+ Do hút thuốc lá, uống bia, rượu.

+ Do căng thẳng, stress.

+ Do yếu tố di truyền,liên quan trực tiếp đến tiểu sử sức khỏe gia đình…

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, phương pháp điều trị

2) Triệu chứng

+ Cảm giác nóng rát, cồn cào và đau ở vùng bụng trên rốn (đau vùng thượng vị, cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ).

+ Đầy hơi, khó tiêu

+ Buồn nôn hoặc nôn

+ Ợ hơi, ợ chua hoặc trào ngược axit

+ Đi tiêu phân đen hoặc máu

+ Sụt cân

+ Cơ thể mệt mỏi, suy nhược…

3) Các biến chứng

Các biến chứng của viêm loét dạ dày gồm:

+ Xuất huyết tiêu hóa: Là biến chứng thường gặp nhất khiến người bệnh bị mất máu, gây chóng mặt, da nhợt nhạt, nôn ra máu hoặc phân có màu đen.

+ Thủng dạ dày: Khi vết loét lâu ngày có thể khiến dạ dày bị thủng, gây đau bụng đột ngột, dữ dội.

+ Hẹp môn vị: Môn vị nằm ở cuối dạ dày, nơi tiếp nối với hành tá tràng. Triệu chứng thường gặp là nôn ói, bụng khó chịu, óc ách, giảm cân nhanh. Viêm loét dạ dày có thể hình thành nên các mô viêm xơ ở vị trí này. Qua đó ngăn cản quá trình vận chuyển của thức ăn trong hệ tiêu hóa.

+ Ung thư dạ dày: Viêm loét dạ dày là một trong số nhiều yếu tố nguy cơ hình thành nên các khối u ác tính ở dạ dày.

4) Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày

Căn cứ nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị tương ứng

a)  Điều trị nội khoa viêm

Nếu tình trạng viêm loét do nhiễm khuẩn HP gây ra, bác sĩ có thể chỉ định điều trị theo phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori. Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng kháng thuốc. Do vậy, phác đồ tiệt trừ HP được sử dụng phổ biến nhất là phác đồ 4 thuốc có Bismuth hoặc có Levofloxacin. Ngoài ra, người bệnh cũng được yêu cầu ngừng sử dụng tất cả các thuốc NSAID (nếu được) để đẩy nhanh quá trình phục hồi.Đặc biệt, người bệnh cần tuân thủ việc sử dụng thuốc, không tự ý giảm liều hoặc ngừng uống thuốc để đảm bảo vi khuẩn HP được loại bỏ hoàn toàn, tránh tình trạng nhờn, kháng thuốc.

b) Điều trị phẫu thuật

Trong một số trường hợp hiếm gặp, bác sĩ chỉ định phẫu thuật để điều trị các tình trạng viêm loét dạ dày phức tạp như: vết loét không lành lại, thường xuyên tái phát ở vị trí cũ, hoặc viêm loét gây ra các biến chứng như: chảy máu, thủng dạ dày, hẹp môn vị ngăn cản thức ăn đi xuống ruột non…

5) Cách phòng tránh viêm loét dạ dày

Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.

+ Trái cây và rau quả

Ăn nhiều trái cây và rau quả có tác dụng nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa. Theo các nghiên cứu khoa học, rau củ quả giàu chất chống oxy hóa và các thành phần có khả năng chống viêm, bảo vệ tế bào và giúp lớp niêm mạc dạ dày trở nên khỏe mạnh.

+ Chất xơ

Chế độ ăn giàu chất xơ hòa tan có trong yến mạch, đậu Hà Lan, táo, cà rốt, lúa mạch…giúp giảm nguy cơ phát triển các vết loét ở dạ dày.

+ Probiotics (Lợi khuẩn)

Probioticscó tác dụng cải thiện các triệu chứng khó tiêu và làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Do đó cần bổ sung các thực phẩm chứa lợi khuẩn như: sữa chua, kim chi, kefir, tempeh… giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

+ Vitamin C

Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh giúp diệt trừ vi khuẩn HP. Loại vitamin này có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt, các loại đậu, cà chua, cải bó xôi, bông cải xanh, cải xoăn…

+ Kẽm

Kẽm là vi chất dinh dưỡng giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và chữa lành vết thương. Kẽm có nhiều trong: Hàu, thịt bò, các loại đậu, hạt, cải bó xôi…

+ Selenium (Selen)

Selen là dưỡng chất có tác dụng làm giảm nguy cơ biến chứng nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình chữa lành của cơ thể. Các thực phẩm chứa hàm lượng selen cao gồm cá biển (cá thu, cá ngừ, cá hồi…), các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, quả hạch…

Song hành với chế độ ăn uống khoa học, người dân cần hình thành thói quen bỏ thuốc lá, uống rượu, caffein… không tùy tiện sử dụng Ibuprofen, aspirin, naproxen (NSAID). Ngoài ra cần chọn các loại hình tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thể dục dưỡng sinhvà đặc biệthọc cách kiểm soát căng thẳng.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Muốn điều trị viêm loét dạ dày, hãy thay đổi lối sống

Bảo vệ dạ dày hãy nhớ 3 có sáng, 3 không đêm

Chế độ ăn kiêng cho người viêm loét dạ dày, tá tràng: nên, không nên ăn gì

Bài thuốc trị VIÊM LOÉT DẠ DÀY của người Nga chỉ 7 ngày là khỏi

BISMUTH SUBCITRAT – Thuốc chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook