Thứ Ba, 12/12/2017 | 22:00

Hàng ngày, hàng giờ, dự báo về mất cân bằng giới tính ở Việt Nam ngày càng được cụ thể hóa bằng những con số. Vì sao vấn đề này lại xảy ra? Vì sao nam nhiều hơn nữ?

Trên những phương tiện thông tin đại chúng, trên những báo cáo về công tác dân số, hiện trạng mất cân bằng giới tính tăng nhanh, với tỷ lệ ngày càng nghiêm trọng. Vì sao nam nhiều hơn nữ? Đây không chỉ là câu hỏi của riêng cá nhân hay gia đình nào, đó là câu hỏi chung của toàn xã hội.

1. Hiện trạng mất cân bằng giới tính hiện nay

Bộ Y tế đưa ra một con số vô cùng đáng lo ngại tại buổi công bố Nghị quyết về công tác dân số và công tác y tế trong tình hình mới. Đó là năm 2020, nước ta sẽ thiếu khoảng 2,3 -4,3 triệu phụ nữ. Tương đương với số phụ nữ bị thiếu hụt là 2,3-4,3 triệu nam giới không thể có vợ hoặc bạn tình.

20 năm nữa, Việt Nam phải ''nhập khẩu'' cô dâu
Tỷ lệ mất căn bằng giới tính khi sinh đang báo động tại Việt Nam

Trong báo cáo về tình hình thực hiện công tác dân số trong 25 qua, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số Kế hoach hoá gia đình- ông Nguyễn Văn Tân – cũng thừa nhận hạn chế do chênh  lệch mức sinh giữa các vùng rất đáng kể. Chính phủ vẫn chưa có giải pháp đồng bộ để phát huy, đẩy mạnh lợi thế của thời kỳ dân số vàng và những biện báp đối phó, thích ứng với già hóa dân số.

Hiện nay, 5/6 vùng kinh tế xã hội trong cả nước diễn ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, tình trạng này ở riêng khu vực Tây Nguyên ít hơn nhưng cũng đang có xu hướng nhích lên. Vùng đồng bằng Sông Hồng là nơi xảy ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh nhiều nhất. Xét trong bán kính xung quanh Hà Nội 100km, có tỷ lệ giới tính trung bình là 115 bé trai/100 bé gái, đặc biệt tại một số tỉnh, thành phố tỷ lệ này còn cao hơn, 120-122 bé trai/100 bé gái như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.

2. Nguyên nhân của mất cân bằng giới tính khi sinh

– Do ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo, các bậc ông bà cha mẹ muốn có con trai nối dõi tông đường, trọng nam khinh nữ, nên nhiều gia đình nhất định phải sinh con trai.

20 năm nữa, Việt Nam phải ''nhập khẩu'' cô dâu
Nhiều bậc cha mẹ, ông bà muốn có con trai để nối dõi tông đường

– Sự phát triển của y học tiên tiến: do tư tưởng trọng nam khinh nữ, muốn có con trai ngay từ lần sinh đầu tiên, các cặp vợ chồng tìm đến khoa học công nghệ để làm cho việc lựa chọn giới tính trước khi sinh dễ dàng hơn.

– Việc đảm bảo an sinh xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc bố mẹ khi về già. Các bậc cha mẹ muốn có con trai để phụng giưỡng khi về già

– Việc hạn chế mức sinh cũng làm tăng lựa chọn giới tính khi sinh. Nếu như mức sinh con được tăng lên thì các gia đình sẽ thoải mái hơn trong vấn đề giới tính của con. Vì thông thường, cha mẹ nào cũng mong muốn có cả trai cả gái trong gia đình.

20 năm nữa, Việt Nam phải ''nhập khẩu'' cô dâu
Theo tư tưởng phương tây, nhiều gia đình chỉ có 1 con

– Nhiều gia đình theo tư tưởng Tây hóa, chỉ muốn sinh 1 con thôi. Do đó, họ muốn sinh 1 con trai hơn. Đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến lựa chọn giới tính.

Hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính vô cùng nghiêm trọng. Vấn đề này đã xảy ra ở rất nhiều nước bạn trong khu vực. Do tỷ lệ mất cân bằng giới tính quá cao trong nhiều năm, Ấn Độ và Trung Quốc là 2 quốc gia đông dân nhất thế giới cũng bị thiếu trầm trọng phụ nữ trong độ tuổi kết hôn. Vấn đề cũng xảy ra ở Hàn Quốc và Đài Loan, nam giới ở các nước này buộc phải tìm vợ ở các nước láng giềng có dân trí thấp hơn, trong đó có Việt Nam.

Hiện tượng “xuất khẩu” cô dâu Việt cũng gây ra những hệ luỵ trực tiếp của hiện tượng thiếu phụ nữ. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh này sẽ gây ra những phức tạp vô cùng khủng khiếp khi đến khoảng 20 năm nữa, thế hệ này đến tuổi lập gia đình. Các nước bạn như Lào, Thái Lan, Campuchia cũng không dư “cô dâu” để chúng ta có thể nhập khẩu. Khi đó, có lẽ các nước châu Phi là thị trường để đàn ông Việt Nam tìm bạn đời.

Chính phủ và xã hội cần có ngay những giải pháp quyết liệt tích cực để giải quyết vấn nạn xã hội này. Chúng ta cần tuyên truyền mạnh mẽ, khuyến khích sinh con gái, phạt nặng những nơi cung cấp dịch vụ lựa chọn giới tính, hoặc có thể nới lỏng mức sinh con cho các cặp vợ chồng.

Vì sao nam nhiều hơn nữ? Hi vọng bài viết trên đã góp phần nào giải quyết thắc mắc cho bạn. Qua đó, giúp bạn hiểu và cùng chung tay vì một xã hội bình đẳng giới tính.

Khuyên Vũ

Theo Tạp chí Sống Khoẻ

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook