Chủ Nhật, 11/11/2018 | 08:37

Ruột già (đại tràng) chia ra làm 3 phần chính: manh tràng, kết tràng và trực tràng. Vị trí và vai trò của chúng đối với bộ máy tiêu hóa.

Con người trong suốt cả quá trình tồn tại sự sống đòi hỏi không ngừng hấp thu các chất dinh dưỡng từ bên ngoài để cung cấp cho nhu cầu trao đổi chất trong cơ thể.

Thức ăn vào cơ thể thông qua dạ dày và ruột chọn lọc, tiêu hóa, rồi hấp thu các chất dinh dưỡng, cuối cùng là thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn. Cả công đoạn đó giống như một cỗ máy phức tạp hàng ngày không ngừng hoạt động. Với trạng thái sinh lý bình thường, từ lúc thức ăn đưa vào, đến lúc phân được thải ra ngoài, thời gian cần thiết cho tiêu hóa khoảng 24 tiếng đến 72 tiếng.

Ruột của người rất dài uốn khúc trong bụng. Ruột có đường kính nhỏ ta thường gọi là “ruột non”, loại có đường kính lớn ta gọi là “ruột già”. Ruột non dài khoảng 6m, còn ruột già ngắn hơn, khoảng 2m. Ngoài một phần rất nhỏ thức ăn được tiếp tục tiêu hóa ở ruột già, đại đa số thức ăn đều thực hiện tiêu hóa và hấp thu tại ruột non.

Ruột già (đại tràng) chia ra làm 3 phần chính: manh tràng, kết tràng và trực tràng. Manh tràng là một đoạn ruột có hình dáng như một đoạn ống ở chỗ bắt đầu ruột già nối vào đoạn cuối ruột non và nó là bộ phận ít được đề cập đến.

Manh tràng rất ngắn, khoảng 6 đến 8cm. Chỗ nối thông với ruột non có một bộ phận, trong y học gọi là “van một chiều”. Nó giống như một cánh cửa ngăn giữa hai đoạn ruột, có thể dễ dàng đóng mở một chiều, chủ yếu là làm cho thức ăn đã qua tiêu hóa ở ruột non lọt vào ruột già không thể quay lại được nữa. Trên đầu của đoạn ruột già gần mép manh tràng còn có một đoạn ruột vừa mảnh vừa hẹp, dài khoảng 7 đến 9cm, hình dạng gần giống con giun. Y học gọi nó là “ruột thừa”.

Bệnh của manh tràng là bệnh của đoạn ruột thừa bị viêm và có khá nhiều người bị nhầm tên gọi. Nếu gọi đúng là viêm manh tràng, tức là chỉ đoạn ruột hình ống phía trước ruột già bị viêm thì không dễ cắt bỏ. Chức năng của hai đoạn ruột này hoàn toàn giống nhau. Ruột thừa là một bộ phận phụ đã bị thoái hóa. Trong cơ thể người, nó không có tác dụng gì cả, chẳng qua chỉ là một đoạn ruột “thừa” thật sự. Nếu bị viêm phải được điều trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ, đề phòng nó bị hoại tử, thủng lỗ làm phân thoát ra ở bụng gây viêm phúc mạc, ổ bụng.

Manh tràng đảm nhiệm vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, bất kì vấn đề nào xảy ra với bộ phận này đều gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác. Chức năng của manh tràng là ngăn không cho các chất trong ruột non sang đại tràng quá nhanh và giúp các chất ở đại tràng không thể chảy ngược lên ruột non nhờ một van có hình như một cái phễu ở giữa manh tràng và hồi tràng. Ngoài ra, nó còn có công dụng giúp giữ lại các chất đã được tiêu hóa ở ruột non để cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng.

Nó còn có chức năng hấp thụ thành phần nước, tạm lưu thức ăn và thải vào ruột già các chất thải cơ thể do quá trình trao đổi chất sinh ra như một số muối kim loại nặng tủa magie, thủy ngân, … muối mật thừa của gan v.v.

Ngoài ra trong manh tràng còn có rất nhiều vi sinh vật, nó có thể lợi dụng các chất đơn giản trong ruột để chế thành một số chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho cơ thể con người, ví dụ như có thể tổng hợp vitamin B, vitamin K. Bởi vậy khi manh tràng bị viêm, sẽ không giống như ruột thừa mà dễ dàng cắt bỏ. Lúc đó các bác sĩ phải sử dụng các phương pháp y học để chữa trị cho nó.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Ruột non: Một số rối loạn, bệnh lý phổ biến và phương pháp điều trị

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook