Thứ Năm, 23/08/2018 | 14:55

Bệnh tăng huyết áp gây tổn thương đến các cơ quan, bộ phận của cơ thể như động mạch, tim, não, thận. Vậy triệu chứng, biến chứng của bệnh tăng huyết áp biểu hiện lên các bộ phận như thế nào?

Bệnh tăng huyết áp xuất hiện từ khi còn trẻ, nhưng biểu hiện tập trung nhất là từ 40 đến 60 tuổi, sau tuổi 60, bệnh tăng huyết áp có xu hướng giảm.

Bệnh tiến triển một cách âm thầm lặng lẽ, trong một thời gian dài không có triệu chứng gì. Vì thế hầu như bệnh nhân không biết mình bị tăng huyết áp. Chỉ khi đi khám đo huyết áp mới biết mình bị tăng huyết áp. Ở Đức 36,0% số bệnh nhân không biết mình bị tăng huyết áp. Ở Ba Lan là 44%.

Khi bệnh phát triển đến một giai đoạn nhất định, gây tổn thương đến các cơ quan, tố chức khác mới xuất hiện triệu chứng.

Tăng huyết áp ảnh hưởng lên động mạch

Áp lực tăng thường xuyên của dòng máu khi đi qua động mạch làm thay đổi cấu trúc của thành động mạch, có tình trạng phì đại các tế bào nội mạc và các tế bào cơ trơn, xâm nhập xơ trong và phát triển collagen trong lớp trung mạc và nội mạc của thành mạch, màng ngăn trong dày lên gây tăng trương lực cơ đơn thuần, áp lực trong lòng mạch tăng lên.

Sau đó xâm nhập xơ trong ở các khoảng liên bào làm cho các tế bào cơ trơn bị bóp nghẹt và có thể bị hoại tử. Giai đoạn này tổn thương phổ biến là xơ các tiêu động mạch làm hẹp lòng các động mạch làm tăng sức cản ngoại vi, gây tăng huyết áp. Nếu có thêm xơ vữa các động mạch lớn thì hai bệnh này sẽ càng thúc đẩy nhau phát triển.

Trên lâm sàng có các triệu chứng sau:

+ Mạch nhanh: nhiều hay ít do tăng tần số tim.

+ Mạch căng: Sờ vào mạch có khi như sờ vào điếu. Mạch căng do hai lý do, một là do xơ cứng thành động mạch, hai là do áp lực trong lòng mạch tăng.

Khám đáy mắt: soi đáy mắt thấy được tình trạng động mạch. Theo Keith, Wegener và Barker có bốn độ:

– Độ 1: Các động mạch hẹp lòng dáng cứng.

– Độ 2: Động mạch bắt chéo tĩnh mạch (dấu hiệu Gunn)

– Độ 3: Xuất tiết và xuất huyết võng mạc.

– Độ 4: Phù gai thị.

X quang tim thấy quai động mạch chủ vồng cao, giãn rộng và to hơn bình thường.

Tăng huyết áp ảnh hưởng lên Tim

Trong tăng huyết áp sức cản ngoại vi tăng làm cho tim phải làm việc nhiều để thắng sức cản đó.

Do đó lâu ngày tâm thất trái bị dày lên, về lâu dài cơ tim giãn ra, khả năng co bóp đàn hồi của tim giảm, thất trái giãn ra, dẫn đến suy tim trái. Đặc biệt là sau nhũng cơn tăng huyết áp kịch phát dễ gây suy tim trái cấp tính.

Động mạch vành cũng dần dần bị xơ vữa do tăng huyết áp thúc đẩy, gây ra thiếu máu cơ tim cục bộ làm xuất hiện những cơn đau thắt ngực mức độ nặng có thể gây nhồi máu cơ tim. Bệnh tăng huyết áp được coi là yếu tố đe doạ quan trọng trong bệnh mạch vành.

Theo kết quả nghiên cứu của Hội nghiên cứu tim ở (Los.Angeles heart study) tỷ lệ mắc bệnh mạch vành trên 1.000 người như sau:

– Người huyết áp bình thường: tỷ lệ bệnh mạch vành: 9,2%

– Người tăng huyết áp không có tim to: tỷ lệ bệnh mạch vành 16,3%.

– Người tăng huyết áp có tim to: tỷ lệ bệnh mạch vành 21,7%.

Khám tim trên lâm sàng có những triệu chứng sau:

– Diện đục của tim to ra.

– Nghe thấy tiếng Tim đập mạnh ở đáy.

– Có thể có tiếng thổi tâm thu ở mỏm tim, tiếng thổi tâm trương do hở động mạch chủ.

– X quang thấy tim trái to bè ra.

– Điện tim thấy dấu hiệu dày thất trái, có rối loạn tái cực, sóng T dẹt hoặc âm. ST chệch xuống.

– Có thế có cơn đau thắt ngực.

– Siêu âm: dày, giãn thất trái.

Tăng huyết áp ảnh hưởng lên não

Tăng huyết áp lâu ngày làm cho động mạch não mất độ đàn hồi, biến dạng, dễ hình thành những túi phồng nhỏ, rất dễ vỡ khi có cơn tăng huyết áp kích phát. Tăng huyết áp cũng thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch não, lòng động mạch não hẹp lại, gây cản trở tuần hoàn, giảm lưu lượng máu đến nuôi tổ chức não gây ra tình trạng thiếu máu não. Đôi khi tắc mạch não gây ra hiện tượng nhũn não còn gọi là nhồi máu não.

Tăng huyết áp là yếu tố nguy hại nhất đối với xơ vữa động mạch não.

Tăng huyết áp gây ra bệnh não hay còn gọi bệnh não do tăng huyết áp (Hypertensive encepKalopathy). Nó có thể xảy ra hai cách (theo E. Goldberger):

  1. Tăng huyết áp gây co thắt (Vaso spasm) hoặc co hẹp (Vaso contriction) mạch dữ dội, điều này làm giảm lượng máu đến não và gây ra những thay đổi bệnh lý như xuất huyết dạng chấm.
  2. Khi huyết áp tăng vượt một mức độ nhất định vai trò tự điều hoà (Antoiegulation) của mạch máu não bị phá vỡ làm tăng đột ngột lượng máu đáng kể đến não. Điều này làm áp lực mao mạch tăng lên dẫn đến phù não hoặc những thay đổi bệnh học tương tự như trên.

Trên lâm sàng có các biểu hiện như sau:

– Đau đầu: Đau khu trú vùng trán, chẩm, thái dương, có khi đau nửa đầu, có khi vị trí đau không cố định rõ rệt, Thường đau về đêm. Sáng sớm đau tăng khi có tiếng động ồn ào, có những cơn đau rất dữ dội, bệnh nhân ôm chặt đầu, chảy nước mắt, chúng tôi đã gặp nhiều bệnh nhân đau dữ dội đến mức húc đầu vào tường.

– Chóng mặt, loạng choạng, ù tai hoa mắt, đi lại không chính xác, không tự chủ.

– Hay quên, trí nhớ giảm đến mức có thể quên cả tên người thân, khả năng tập trung trí tuệ giảm.

– Hay xúc động, có cơn bốc hoả thấy nóng ran ở mặt hay nóng bừng người, dễ khóc.

– Rối loạn vận mạch đầu chi, tê các đâu chi, đôi khi mất cảm giác rõ rệt, run đâu chi.

– Trường hợp rất nặng do tăng huyết áp quá cao có thể gây đau đầu dữ dội, lẩn thẩn, nôn, co giật, hôn mê.

– Xuất huyết não liệt nửa người. liệt nửa mặt (do liệt thần kinh số). Có thể liệt mặt và người cùng bên, hoặc khác bên.

Trường hợp chảy máu tràn vào các buồng não gây não thất. Bệnh nhân đi vào hôn mê rất nhanh và sớm tử vong,

Vị trí chảy máu có thể là ở não màng não hoặc chỉ ở màng não.

Các nghiên cứu ở Framigham cho thấy các đợt tăng huyết áp kịch phát huyết áp tối đa là nguy cơ chính gây tai biến mạch não.

Hội nghị quốc tế về tuần hoàn não lần thứ  tư ở Toulouse năm 1985 cho rằng bệnh tăng huyết áp gây nguy cơ xuất huyết não tăng gấp nhiều lần ở người không tăng huyết áp. Nguy cơ này tăng dần theo tuổi, và có liên quan nhiều đến huyết áp tối đa.

Tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu não do tăng huyết áp theo Hood là 45%, trong khi tỷ lệ đó là 26,1% ở người tăng huyết áp có tổn thương đáy mắt giai đoạn I và. II chưa có tai biến mạch não.

Tăng huyết áp gây ảnh hưởng đến thận

Tăng huyết áp gây tổn thuơng thận. Tổn thương này diễn ra từ từ trong một thời gian dài.

Thường ở giai đoạn đầu thận bù trừ tốt nên không có triệu chứng gì. Động mạch thận dần dần bị xơ hoá (Nephro – Angiosclerose), lâu ngày sẽ teo dần hai thận.

Trong tăng huyết áp do xơ hoá động mạch thận nên cung lượng thận giảm, còn độ lọc của cầu thận vẫn bù trù tốt, nhưng lâu dài gây tổn thương (hyalinose) từng đoạn ở cầu thận.

Xơ vữa động mạch thận có thể xảy ra trên những bệnh nhân không có tăng huyết áp, nhưng tăng huyết áp đã làm bệnh xuất hiện nhanh hơn nhiều hơn.

Triệu chứng lâm sàng của thận trong tăng huyết áp rất kín đáo, kéo dài mãi cho đến khi có những tổn thương thực thể mới xuất hiện suy thận, nhưng tiến triển vẫn từ từ kéo dài.

Hoại tử dạng tơ huyết các tiểu động mạch thận gây tăng huyết áp cấp tính, số đo huyết áp rất, cao tiến triển nhanh kèm theo tăng nhanh Urê máu, xuất huyết xuất tiết võng mạc, phù gai mắt, thiếu máu cục bộ thận sẽ dẫn đến cao Renin máu và Angiotensin II trong huyết tương.

Trường hợp có tăng huvết áp ác tính gây tổn thựơng nặng và nhanh chóng ở thận. Quá trình viêm nội mạc tăng sinh hoặc quá trình hoại tử lan rộng làm cho suy thận xảy ra nhanh chóng và rất dễ tử vong.

Trong các tử vong do tăng huyết áp thì biến chứng thận chiếm tỷ lệ 5,9%, theo Sokolovv; 9,9% [theo Breslin; và 20,2% theo Smit.

Tóm lại:

Triệu chứng chính để chẩn đoán tăng huyết áp là do thấy huyết áp tăng.

Biến chứng chính của tăng huyết áp là sự xơ  vữa các động mạch ngoại vi và các cơ quan, từ đó gây ra nhiều tổn thương khác nhau biểu hiện chủ yếu ở các cơ qụan:

+ Mắt

+ Tim

+ Não

Yhocvn.net

Bài cùng chủ đề: Phân biệt bệnh tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook