Thứ Tư, 08/08/2018 | 14:12

Tăng huyết áp nguyên phát

Tăng huyết áp nguyên phát, hay còn gọi là tăng huyết áp vô căn, là loại tăng huyết áp phổ biến nhất, chiếm đến 95% số trường hợp và biến chứng dần theo thời gian. Tiêu chuẩn để chẩn đoán tăng huyết áp nguyên phát hay vô căn là khi không tìm thấy nguyên nhân nào gây tăng huyết áp. Căn cứ vào sự phát bệnh hoãn hay cấp và tiến triển của bệnh mà người ta có thể chia ra thể cấp tính và thể mạn tính. Thể cấp tính, trên lâm sàng gặp 1 – 5% tổng số bệnh cao huyết áp.

Căn cứ đặc điểm lâm sàng của nhóm cao huyết áp cấp tính thường nghiêm trọng hơn, phát triển nhanh, huyết áp tăng cao rõ rệt, áp lực động mạch tâm trương có thể lên tới 130 -140 mmHg, hoặc có thể cao hơn.

Nghiên cứu về sinh lý của tăng huyết áp, người ta thấy tăng huyết áp phụ thuộc vào hai yếu tố chính cung lượng của tim và sức cản ngoại vi.Trong gia đình có thể có bố mẹ, anh chị em ruột có người tăng huyết áp hoặc chết vì tăng huyết áp.

Cung lượng tim là khối lượng máu được tim đẩy vào động mạch đi nuôi cơ thể trong 1 phút. Khi cung lượng tim càng lớn, huyết áp sẽ càng cao, khi cung lượng tim càng nhỏ, huyết áp sẽ càng thấp.

Sức cản ngoại vi là sức cản củạ động mạch, đặc biệt là những động mạch nhỏ ở ngoại vi trong các tổ chức, cơ quan, các ca. Khi hệ thống tiểu động mạch co lại làm tăng sức cản ngoại vi, huyết áp sẽ tăng. Khi hệ tiểu động mạch này giản, sức cản ngoại vi giảm, huyết áp sẽ hạ xuổng.

Tăng cung lượng tim hoặc tăng sức cản ngoại vi đơn thuần đều gây tăng huyết áp và nếu tăng cả hai thì huyết áp lại tăng hơn.

Một số yếu tố nguy cơ được cho là sợi dây liên kết với tăng huyết áp nguyên phát

+ Di truyền

Nhiều người cho rằng tăng huyết áp chỉ xuất hiện ở người trưởng thành nhưng trên thực tế, số lượng trẻ em mắc căn bệnh này đang ngày một gia tăng. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do 2 yếu tố: tiền sử gia đình và tác động di truyền.

+ Tuổi già

Tuổi già thường bị bệnh tăng huyết áp do mạch máu mất dần độ đàn hồi, cơ thể lão hóa. Phụ nữ từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn so với nam giới trong cùng nhóm tuổi.

+ Chế độ dinh dưỡng

Gần 1/3 số trường hợp bị tăng huyết áp nguyên phát có liên hệ đến tình trạng hấp thụ quá nhiều muối. Muối làm tăng giữ nước cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp

+ Đái tháo đường và béo phì

Lối sống hiện đại với chế độ dinh dưỡng mất cân đối và thói quen ít vận động thể lực đang gia tăng số lượng người mắc bệnh đái tháo đường và béo phì. Hai căn bệnh này là nhân tố quan trọng làm tăng tỷ lệ bị tăng huyết áp.

+ Có gốc gác từ Châu Phi hoặc vùng Ca ri bê

Cả yếu tố di truyền và tác động từ môi trường xung quanh đều khiến người mang dòng máu Châu Phi hoặc Caribbean có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Họ thường bị tăng huyết áp ở độ tuổi trẻ hơn và dễ biến chứng sang các loại bệnh hiểm nghèo như bệnh tim, mù lòa.

Điều trị tăng huyết áp nguyên phát

Trong thời gian ngắn sẽ xuất hiện các tổn thương ở đáy mắt, tổn thương thận, tim và não. Trước mắt, điều trị thường dùng 1 số thuốc hạ huyết áp như thuốc tác động giãn cơ trơn huyết quản; thuốc lợi niệu và một số thuốc tác động vào hệ thống renin-angiotensin. Tất cả các thuốc có thể dùng đơn độc hoặc có thể dùng hỗn hợp. Để có thể khống chế được cơn huyết áp tăng, giảm thấp được các biến chứng phát sinh thì bệnh nhân thường phải dùng kéo dài, mà nếu dùng các thuốc hạ huyết áp kéo dài thường gây ra tác dụng phụ nhất định và có những biến chứng nghiêm trọng.

Tăng huyết áp thứ phát

Thông thường tăng huyết áp là bệnh của người cao tuổi. Đây là loại tăng huyết áp nguyên phát, hay vô căn (không rõ nguyên nhân cụ thể). Riêng tăng huyết áp xuất hiện khi tuổi còn trẻ, dưới 40 tuổi, thì thường là  do một nguyên nhân cụ thể nào đó. Đây gọi là tăng huyết áp thứ phát. Khác với tăng huyết áp nguyên phát, bác sĩ luôn xác định được nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát.

Nhiều căn bệnh khác nhau có thể biến chứng thành tăng huyết áp thứ phát, trong đó phải kể đến:

+ Các rối loạn hoóc-môn ở tuyến thượng thận (tiêu biểu là hội chứng Cushing)

+ Các bệnh lý về thận như suy thận, u thận hay tắc mạch máu vùng thận

+ Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau, thuốc giảm cân hoặc liệu pháp thảo dược

+ Chứng rối loạn hô hấp trong lúc ngủ

+ Thai phụ mang thai lần đầu tiên và những biến chứng như bệnh tiền sản giật

+ Một khiếm khuyết bẩm sinh gọi là bệnh hẹp eo động mạch chủ

Về nguyên tắc, khi phát hiện tăng huyết áp cần tìm nguyên nhân. Vì tìm được nguyên nhân rồi thì có hy vọng chữa khỏi. Khi không tìm được nguyên nhân mới xem đây là nhóm tăng huyết áp vô căn.

Có nhiều nguyên nhân như ở trên có thể gây tăng huyết áp, nhưng mỗi nguyên nhân có khuynh hướng xảy ra ở những độ tuổi khác nhau. Do đó, tùy theo tuổi phát hiện tăng huyết áp, có thể tập trung tìm những nguyên nhân thường gặp. Thay đổi lối sống là một trong những cách đầu tiên để điều chỉnh huyết áp. Tuy nhiên một số người cần được dùng thuốc thì phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, một số người cần điều trị nguyên nhân thì huyết áp sẽ về lại bình thường. Cần thận trọng với bệnh cao huyết áp vì nó có thể liên quan đến nhiều bệnh khác hoặc ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác của cơ thể.

Phân biệt tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát

Bài liên quan: Phân loại tăng huyết áp: huyết áp tâm thu, tâm trương, huyết áp giới hạn, huyết áp chính thức

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook