Định nghĩa
Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí (phế quản), Viêm mạn tính đi kèm với sự quá nhạy cảm của đường dẫn khí dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại của các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, đặc biệt xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng, tắc nghẽn đường dẫn khí bên trong phổi. Hen suyễn là một bệnh mạn tính thay đổi và không đoán trước được. Các cơn hen suyễn có thể xảy ra với rất ít triệu chứng báo trước. Mức độ trầm trọng thay đổi qua từng giai đoạn. Người sống chung với bệnh hen suyễn thường hay sợ hãi, stress vì các cơn ho kéo dài.
Hen suyễn có thể rất trầm trọng. Lấy ví dụ tại Mỹ, mỗi năm hen suyễn gây ra khoảng 5.000 ca tử vong, 2 triệu lần phải cấp cứu, và 500.000 trường hợp phải nhập viện mỗi năm. Hơn nữa, có bằng chứng ngày càng gia tăng là nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, hen suyễn có thể gây suy giảm dài hạn chức năng phổi (suy hô hấp mạn tính).
Triệu chứng của bệnh hen suyễn
Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Tiếng rít này dễ dàng được nhận ra bởi bác sĩ của bạn hay chính bạn cũng có thể nhận ra.
Ho: ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn suyễn ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở Việt Nam, một số bệnh nhân bị ho do hen suyễn được chẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí được chẩn đoán là ho lao. Một số bệnh nhân bị hen suyễn chỉ có biểu hiện duy nhất là ho, đặc biệt là nửa đêm về sáng.
Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặc.
Khó thở: thở thấy khó khăn, đặc biệt là thở ra.
Các triệu chứng này có thể xảy ra nếu không điều trị hay điều trị không đúng bệnh hoặc khi người bệnh tiếp xúc với chất kích ứng gây ra cơn hen suyễn của bạn.
Hen suyễn là một bệnh lý có hai vấn đề chủ yếu xảy ra sâu bên trong đường dẫn khí của phổi:
Co thắt đường dẫn khí, các cơ quanh đường dẫn khí siết chặt hay thắt chặt lại với nhau. Sự co thắt này cũng còn gọi là “co thắt phế quản”, và có thể gây cản trở không cho không khí được hít vào hay thở ra tại phổi.
Nếu bị hen suyễn đường dẫn khí ở phổi luôn luôn bị viêm, và trở nên sưng nhiều hơn và kích ứng khi bắt đầu có hen suyễn. Bác sĩ có thể gọi sự sưng này là “viêm”. Viêm có thể làm giảm lượng không khí hít vào hay thở ra. Trong một số trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết quá nhiều chất nhày đặc, và hệ quả là làm tắt nghẽn đường dẫn khí. Lúc này bệnh nhân có cảm giác ngộp thở dù đang ở nơi đầy không khí.
Sự co thắt và viêm đường dẫn khí đồng thời gây thu hẹp đường dẫn khí, có thể làm thở khò khè, co kéo – cò cữ, thắt chặt lồng ngực, hoặc thở hổn hển. Ở người bị hen suyễn, đường dẫn khí bị viêm ngay cả khi không có những triệu chứng. Trong hình bên dưới, hình bên trái thể hiện phế quản bình thường – lòng phế quản thông thoáng – khí thở lưu thông dễ dàng; hình bên phải thể hiện phế quản bị suyễn – lòng phế quản hẹp – khí thở lưu thông khó khăn.
Nói chung, có Các thuốc dự phòng, như corticosteroid đạng hít, được sử dụng hàng ngày để giảm viêm và ngăn chặn những triệu chứng xảy ra. Các thuốc cắt cơn nhanh được sử dụng để giảm co thắt các cơ đường hô hấp trong cơn hen suyễn. Sản phẩm thuốc đều trị bệnh suyễn có thể điều trị cả co thắt và viêm đường dẫn khí.
Chưa có bình luận.