Chủ Nhật, 06/05/2018 | 22:48

Nhìn con yêu đau đớn, sợ hãi mỗi lần đi cầu, mẹ nào chẳng xót xa. Mẹ tìm đủ mọi cách giúp con vượt qua sự hành hạ của táo bón. Tuy nhiên, nếu điều trị táo bón cơ năng cho con không đúng cách có thể “tiền mất tật mang”.

Nhìn con yêu đau đớn, sợ hãi mỗi lần đi cầu, mẹ nào chẳng xót xa. Mẹ tìm đủ mọi cách giúp con vượt qua sự hành hạ của táo bón. Tuy nhiên, nếu điều trị táo bón cơ năng cho con không đúng cách có thể “tiền mất tật mang”.

Trị táo bón cơ năng cho trẻ, cẩn thận tiền mất tật mang

Táo bón cơ năng là gì? Vì sao trẻ dễ mắc táo bón cơ năng?

Có đến 35% trẻ em Việt Nam bị táo bón, 95% trong số đó là táo bón cơ năng. Táo bón cơ năng là tình trạng trẻ không thể đi cầu hoặc đi cầu hết sức khó khăn nhưng lại không có bất cứ tổn thương thực thể nào ở đường tiêu hóa.

Theo các nhà khoa học, táo bón cơ năng ở trẻ nhỏ chủ yếu do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Chế độ ăn thiếu chất xơ và không cung cấp nước đủ, trẻ hay nhịn đi cầu là những tác nhân khiến cho táo bón cơ năng ở trẻ khởi phát hoặc trở nên trầm trọng. Chính vì vậy, việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt không thể giải quyết triệt để táo bón cho con.

Quá trình điều trị Táo bón cơ năng gắn liền với quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa của trẻ, do đó thường sẽ cần một liệu trình điều trị dài ngày và hết sức kiên trì. Bên cạnh đó, các phụ huynh Việt Nam thường bỏ qua giai đoạn khởi phát táo bón nhẹ của trẻ, hoặc điều trị sai cách dẫn tới táo bón cơ năng ở trẻ em ngày một nặng dần.

Trị táo bón cơ năng cho trẻ, cẩn thận tiền mất tật mang

Bên cạnh chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, việc sử dụng các thuốc chống táo bón trong đợt táo bón cấp là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc nhuận tràng, thụt tháo kéo dài để điều trị táo bón cơ năng lại hoàn toàn sai lầm. Và mẹ phải nhớ những sai lầm này để tránh những hâu quả đáng tiếc cho trẻ

Lạm dụng các thuốc thụt tháo

Đây có lẽ là sai lầm phổ biến nhất của các mẹ Việt. Trẻ có thể đi được dễ dàng sau khoảng 30 phút khiến các mẹ rất mừng. Mỗi lần con táo, mẹ lại thụt để giải quyết nhanh cho trẻ. Nhưng hậu quả của việc lạm dụng các thuốc thụt tháo là: 

–           Trẻ bị mất phản xạ đi tiêu. Cơ trơn hậu môn trẻ mất độ đàn hồi. Trẻ phụ thuộc vào thuốc thụt mới có thể đi cầu.

–           Trẻ đi đại tiện không tự chủ (dân gian gọi là ị đùn). Nguyên nhân chính do các cơ trơn hậu môn hoạt động không kiểm soát, mất tính đàn hồi sau khi sử dụng thuốc thụt kéo dài.

–           Tổn thương và viêm nhiễm hậu môn. Khi thụt, trẻ không những có cảm giác khó chịu, đau đớn mà vô tình khi thụt niêm mạc hậu môn của trẻ tổn thương. Nhiều trường hợp, trẻ bị chảy máu hâu môn do mẹ thụt liên tục trong nhiều ngày.

Lạm dụng thuốc làm mềm phân, thuốc nhuận tràng

Một trong những chỉ định đầu tay của bác sĩ khi điều trị táo bón cho trẻ là sử dụng các thuốc làm mềm phần. Cũng giống như thuốc thụt, không thể phủ nhận tác dụng nhanh chóng của các loại thuốc làm mềm phân với tình trạng táo bón cơ năng của trẻ. Nhưng có bao giờ các mẹ thắc mắc rằng vì sao bác sĩ chỉ chỉ định sử dụng thuốc nhuận tràng trong tối đa là 2 tuần cho trẻ nhỏ?

–           Thuốc nhuận tràng với cơ chế hút nước trong lòng ruột làm mềm phân do đó nhanh chóng giải quyết tình trạng táo bón do phân khô cứng. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc mềm phần kéo dài xảy ra hiện tượng mất nước điện giải. Trẻ xuất hiện triệu chứng: háo nước, luôn trong tình trạng mệt mỏi, môi khô, chân tay thiếu lực.

–           Tùy thuộc vào độ tuổi của mỗi trẻ mà có liều lượng sử dụng thuốc khác nhau. Nhưng rất nhiều trẻ bị đi đại tiện lỏng thậm chí là tiêu chảy sau khi sử dụng thuốc nhuận tràng. 

–           Trẻ sẽ lại tiếp tục bị táo bón khi dừng thuốc. 

Giải pháp nào an toàn, có thể sử dụng lâu dài cho trẻ bị táo bón cơ năng?

Như đã nói ở trên, khi táo bón cơ năng của con đã kéo dài và mạn tính, việc điều trị cần kiên trì. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm điều trị táo bón cho mẹ lựa chọn. Tuy nhiên, một chế phẩm chống táo bón vừa có thể sử dụng an toàn cho con trong thời gian dài mà vừa có hiệu quả với tình trạng táo bón cho con thì quả là không nhiều.

Hiện nay, tại các nước châu Âu, xu hướng sử dụng các loại thảo dược chuẩn hóa để điều trị táo bón cho con đang trở nên phổ biến và được ưa chuộng. Các loại thảo dược đã được chuẩn hóa có những ưu điểm vượt trội như: kiểm soát hàm lượng dược chất trong dịch chiết, kiểm soát sinh học chặt chẽ, không dư lượng kim loại, không chất bảo vệ thực vật và nguồn dược liệu rõ ràng. Đặc biệt, cơ chế tác dụng nhẹ nhàng hơn các loại thuốc nhuận tràng, thuốc thụt tháo nên khi kết hợp nhiều loại dược liệu với nhau sẽ giúp đánh bay táo bón vừa nhẹ nhàng mà vẫn thật hiệu quả.

Trị táo bón cơ năng cho trẻ, cẩn thận tiền mất tật mang

Một số loại thảo dược được ưa chuộng trong điều trị táo bón hiện nay ở các nước châu Âu như: Dịch chiết cây Manna (chứa Manitol), dịch chiết cây Cẩm Quỳ (chứa chất nhầy), nước ép Mận khô và Táo Tây (chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất) hay một số loại chất xơ hòa tan tự nhiên như Inulin và Pectin táo… Khi được kết hợp với nhau, chúng tạo ra nhiều tác dụng tổng hợp như tăng lượng phân, làm mềm phân, tăng nhu động dạ dày ruột, hồi phục niêm mạc đường tiêu hóa, đồng thời bổ sung trực tiếp Vitamin và khoáng chất tự nhiên. Kết quả là trẻ bị táo bón cơ năng khi sử dụng lâu ngày sẽ dần hồi phục trở lại khả năng đi tiêu bình thường, không lo nguy cơ bị mất nước điện giải như các biện pháp khác.

Như vậy, điều trị táo bón cơ năng cho trẻ là một quá trình dài rất vất vả. Tuy nhiên,nếu mẹ tập cho trẻ lối sống khoa học và kiên trì sử dụng một số loại thảo dược chuẩn hóa châu Âu có tác dụng chống táo bón, chắc chắn táo bón cơ năng chỉ còn là chuyện nhỏ.

Để được chuyên gia tư vấn về cách điều trị táo bón cơ năng cho trẻ, độc giả vui lòng liên hệ đường dây nóng 1800 8070 / 0916 84 77 22, hoặc truy cập website: www.isilax.vn để tìm hiểu chi tiết.

Trị táo bón cơ năng cho trẻ, cẩn thận tiền mất tật mang

 

Nguồn. Benh.vn

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook