Thứ Năm, 19/07/2018 | 14:45

Tất cả các nhà Sản khoa, nhi khoa, cũng như tất cả các nữ hộ sinh có thể thấy một thực tế là một đứa trẻ gặp khó khăn trong lúc đẻ có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng và có thể phải trả giá bằng sự sống của nó hoặc những hậu quả về thần kinh cũng như trí tuệ của đứa trẻ.

Tất cả mọi người làm việc trong phòng đẻ đều phải biết một cách thành thạo và kỹ lưỡng tất cả các kỹ thuật và các thao tác hồi sức sơ sinh

1.1. Sự thích nghi với cuộc sống ngoài tử cung của trẻ sơ sinh

Ngay từ những giây đầu tiên ngay sau khi đẻ, có rất nhiều cơ chế sinh lý học can thiệp vào để cho trẻ sơ sinh có thể thích ứng được với cuộc sống ngoài tử cung.

Thật vậy trong tử cung thai nhi sống hoàn toàn phụ thuộc vào tuần hoàn ngoài cơ thể đó là tuần hoàn tử cung rau để đảm bảo cho lưu lượng tim, độ bão hoà oxy, cân bằng về thân nhiệt, các trao đổi nước, điện giải và các chất dinh dưỡng cần thiết của mình.

Trong một vài phút ngay sau khi đẻ đứa trẻ phải chấp nhận cuộc sống độc lập hoàn toàn về sinh lý.

Các cơ chế về sự thích nghi của trẻ sơ sinh về tim và hô hấp sẽ xảy ra sớm nhất và quan trọng nhất.

Tất cả các bất thường của hệ thống hô hấp và tuần hoàn mà không được phát hiện trước khi đẻ hoặc bất thường về sự thích nghi về hô hấp và tuần hoàn không được chăm sóc có thể là nguyên nhân của sự  thiếu oxy tổ chức và sẽ có nguy cơ để lại hậu quả nặng nề do các tổn thương của não.

1.1.1.Thông khí

Cơ chế của sự thích nghi ở lúc sinh

Có ba vấn đề chính phải thích nghi cho phép chuyển từ cuộc sống trong nước ở trong tử cung ra cuộc sống bình thường ngoài tử cung.

– Sự khởi động của các cử động hô hấp.

Nó xảy ra khoảng 20 giây sau khi sổ thai thường là sau khi sổ ra ngoài của lồng ngực.

Các cử động hô hấp xảy ra ngay sau khi sinh, hiện nay vấn đề này vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Người ta tranh cãi về vai trò của thiếu oxy máu, về sự toan hoá máu, về sự lạnh và về sự đi ra khỏi cuộc sống trong nước.

Các động tác hô hấp đầu tiên của trẻ (biểu hiện bằng những tiếng khóc đầu tiên) tạo ra trong phổi của chúng một áp lực thay đổi từ -40 đến + 80 Cm nước.

– Những tiếng khóc đầu tiên của trẻ sơ sinh.

Nó tạo ra sự nở (sự giãn ra) của các phế nang phổi. Sự giãn nở này kèm theo sự đẩy khối Surfactant của phổi vào đường hô hấp. Kết quả nó tạo ra một dung tích dư chức năng vào khoảng 30ml/1kg trọng lượng trẻ sơ sinh vào cuối của ngày đầu tiên của cuộc sống.

– Sự thải tiết các dịch phổi.

Các dịch phổi có mặt trong đường hô hấp của thai nhi được thải tiết ra ngoài theo 2 cơ chế:

Một là sự chèn ép vào lồng ngực của đứa trẻ khi đi qua đường sinh dục của người mẹ Hai là sự hấp thu của chúng qua đường mạch máu và bạch huyết trong 4-6 giờ đầu sau khi sinh và cơ chế này hoạt động mạnh hơn rất nhiều cơ chế kia.

Sự đào thải dịch phổi khó khăn gặp trong trong một số trường hợp sau đây

– Trẻ bị ngạt trong lúc sinh

– Trẻ mà cử động hô hấp ban đầu không đủ mạnh như trẻ non tháng, trẻ bị suy hô hấp do không

có oxy hoặc sử dụng một số thuốc cho người mẹ hoặc là gây mê.

Để cải tạo tình trạng thiếu oxy tương đối cần thiết phải thông khí cho trẻ nhanh chóng bằng oxy nguyên chất.

Trong trường hợp thiếu oxy nặng và toan chuyển hoá trầm trọng cần phải thông khí một cách có hiệu quả bằng oxy nguyên chất và sử dụng các chất đệm bicacbonat.

1.1.2.Huyết đông học ở thai nhi

Có 2 ống thông giải phẫu học giữa nửa phải và nửa trái của tuần hoàn:

– Lỗ bầu dục hay còn gọi là lỗ Botal

– Ống thông động mạch.

Từ bánh rau cho đến tận tâm nhĩ phải máu giàu oxy lần lượt phải đi qua: Tĩnh mạch rốn, ống Arantius và sau cùng là tĩnh mạch chủ dưới. Ở tâm nhĩ phải máu giầu oxy được pha trộn với máu đã sử dụng của tổ chức tế bào não qua tĩnh mạch chủ trên về.

Từ tâm nhĩ phải 60% dòng máu giầu oxy đi qua lỗ bầu dục (lỗ Botal) sang tâm nhĩ trái sau đó tâm thất trái, qua quai động mạch chủ nó đi đến động mạch vành, vào thân động mạch cánh tay đầu, và vào động mạch cảnh gốc trái trước khi nó gặp động mạch chủ xuống sau khi nhận máu của ống động mạch. Mặt khác máu đã được sử dụng (chưa làm giàu oxy) đi đến từ tĩnh mạch chủ dưới về tâm nhĩ phải rồi tâm thất phải sau đó thân động mạch phổi.

Dường như toàn bộ lưu lượng máu (90%) của động mạch phổi theo ống động mạch và pha trộn với máu giàu oxy mà đang tuần hoàn ở động mạch chủ.

Cuối cùng 2 động mạch rốn mang máu đã kiệt oxy đến bánh rau nó nhận 60% lưu lượng tim thai.

Các ống thông mà nối giữa nửa phải và nửa trái của tim có áp lực như nhau, các tâm thất hoạt như nhau.

Cơ chế của sự thích nghi tuần hoàn sau khi sinh.

Sau khi sinh có hai yếu tố chủ yếu được tạo ra như sau.

– Sự khởi động của hoạt động tuần hoàn động mạch phổi một yếu tố chính, động học và thứ phát đối với sự thông khí phế nang.

– Cặp dây rốn trong vòng một vài phút sau khi sổ thai nó phân chia một cách vĩnh viễn đứa trẻ với bánh rau.

Hai yếu tố này tạo ra những hậu quả phù hợp ở tim thai.

Giảm áp lực trong buồng tim phải (tâm nhĩ phải và tâm thất phải)

Tăng áp lực trong buồng tim trái (tâm nhĩ trái và tâm thất trái) và trong động mạch chủ tự tạo ra hai hệ thống một là áp lực thấp, hai là áp lực cao nó sẽ đóng một cách tự động và sinh lý sau đó là giải phẫu 2 ống thông liên hệ giữa nửa phải và nửa trái (lỗ bầu dục, ống thông động mạch) và từ bây giờ đặt hai tâm thất hoạt động không giống nhau

1.1.3. Điều hoà thân nhiệt ở thai nhi.

– Điều hòa thân nhiệt thai nhi được làm thông qua bánh rau nó đóng vai trò là nơi trao đổi nhiệt độ.

– Nhiệt độ của thai nhi cao hơn thân nhiệt của mẹ từ 0,3-0,8 độ C

Cơ chế thích nghi thân nhiệt sau khi sinh.

Sự giảm tỏa nhiệt.

Sự co mạch của các mạch máu của da cho phép làm giảm sự mất nhiệt do tản nhiệt và dẫn nhiệt. Ngược lại sự mất nhiệt do sinh hơi và hô hấp đó là sự mất nhiệt bắt buộc mà trẻ sơ sinh không thể hạn chế được.

Tăng sinh nhiệt

Để sản sinh ra nhiệt, trẻ sơ sinh chỉ có duy nhất một hệ thống đó là sinh nhiệt bằng hoá học, nó không có khả năng sinh nhiệt thông qua vận cơ (như là co giãn hay là làm thể dục…) Sự sinh nhiệt hoá học được thực hiện thông qua kho dự trữ Glycogen ở gan nhưng trước hết là từ sự đốt cháy chất béo.

Nhiệt độ trung tính của trẻ đủ tháng là 320C và trẻ non tháng là 350C.

Trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với lạnh (nhiệt độ của một trẻ sơ sinh không có quần áo ở 240C sẽ hạ xuống 0,25 độ C/ 1phút). Giảm thân nhiệt sẽ sảy ra một cách nhanh chóng và nó rất đáng lo ngại đối với đứa trẻ. Nó có thể dẫn đến giảm đường huyết, co mạch máu của phổi, giảm tổng hợp surfactant, chảy máu xung quanh hoặc là trong não thất.

– Phòng ngừa

Tăng nhiệt độ trong phòng đẻ

Đặt trẻ nằm cạnh một nguồn sinh nhiệt (bàn có ló sưởi)

Làm khô đứa trẻ một cách nhanh chóng sau khi sinh

Đặt đứa trẻ vào chỗ có chăn để ủ ấm

Đặt đứa trẻ lên người của mẹ nếu điều kiện cho phép.

Yhocvn.net

 

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook