Thứ Năm, 14/06/2018 | 09:19

Trẻ nhỏ không ý thức được những nguy hiểm rình rập nên thường xảy ra những câu chuyện đau lòng. Thực tế đã có nhiều bé do nuốt các vật dụng như đồ chơi, các loại hạt, thậm chí nuốt cả cục pin cúc áo gây nguy hiểm đến tính mạng… Vậy, phải xử lý thế nào khi trẻ nuốt cục pin cúc áo? Chúng ta hãy cùng nghe tư vấn của các chuyên gia.

Thực trạng

Theo thống kê, hàng năm tại Mỹcó hơn 2.500 trường hợp trẻ vô tình nuốt phải pin cúc áo, với hậu quả tử vong tăng 12 lần trong thập kỷ qua so với thập kỷ trước đó. Điều này đã được BS. Ian Jacobs chuyên khoa tai mũi họng trẻ em, giám đốc Trung tâm Rối loạn hô hấp nhi khoa, Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia khẳng định. Tại Việt Nam,  trẻ bị hóc do nuốt phải pin cúc áo cũng đã xảy ra.

Hậu quả, khi viên pin cúc áo nuốt vào phản ứng với nước bọt và mô thực quảntạo ra một dung dịch ăn mòn mô có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho thực quản, đường hô hấp, dây thanh quản và các mạch máu lớn. Vì vậy thời gian để loại bỏ viên pin càng lâu thì nguy cơ tổn thương nghiêm trọng càng cao.

Phương pháp xử lý khoa học

BS Ian phân tích “Do tổn thương nghiêm trọng có thể xảy ra trong vòng 2 tiếng sau khi nuốt phải pin, khoảng thời gian từ khi nuốt phải đến khi viên pin được loại bỏ ra ngoài là thời gian tối quan trọng để hành động nhằm giảm tổn thương thực quản”.

Để giải quyết mấu chốt của vấn đề, các nhà nghiên cứu đã sử dụng những con lợn sống để kiểm tra xem một loạt các chất lỏng gồm mật ong, nước trái cây, nước ngọt và đồ uống thể thao có thể cung cấp một hàng rào bảo vệ giữa viên pin bị nuốt và mô cho đến khi pin được loại bỏ. Kết quả, các nhà khoa học phát hiện  mật ong và một loại thuốc gọi là sucralfate là có hiệu quả nhất.

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí The Laryngoscope, và đang được đưa vào hướng dẫn mới nhất của Trung tâm chống độc Quốc gia của Mỹ với mục đích để những người nhà xử trí cho bệnh nhân nuốt phải pin cúc áo.

BS.Jacobs bộc bạch “Khuyến nghị của chúng tôi dành cho các bậc cha mẹ và người chăm sóc là cho trẻ uống mật ong đều đặn trong thời gian trẻ đến bệnh viện, trong khi các bác sĩ lâm sàng tại bệnh viện có thể sử dụng sucralfate trước khi loại bỏ viên pin.

Tuy nhiên đối với những trẻ em có thể đã bị nhiễm trùng hoặc thủng thực quản, dị ứng nghiêm trọng với mật ong hoặc sucralfate, trẻ dưới 1 tuổi thì không nên uống mật ong dù nguy cơ ngộ độc botulism (nguy cơ này khá nhỏ).

BS.Jacobs nhấn mạnh “Trong khi các nghiên cứu trong tương lai có thể giúp xác định thể tích và tần suất lý tưởng cho mỗi lần điều trị, chúng tôi tin rằng những phát hiện này là một tiêu chuẩn hợp lý cho các khuyến nghị lâm sàng. Uống một cách an toàn những dung dịch này dù với bất kỳ lượng nào trước khi viên pin được loại bỏ cũng tốt hơn là không làm gì cả.”

Theo Dantri.com.vn

 

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook