Nếu ăn thường xuyên 4 món ăn sáng này sẽ khiến chỉ số axit uric tăng cao, sức khỏe bị ảnh hưởng. Để đảm bảo sức khỏe nên ăn sáng như thế nào, 4 món ăn nào nên kiêng trong bữa sáng?
Bữa ăn sáng cung cấp năng lượng cho cơ thể sau một giấc ngủ dài, nhưng khá nhiều người thích ăn các loại đồ ăn nhanh giúp tiết kiệm thời gian, kích thích vị giác. Nhưng chính các loại thực phẩm này khiến chỉ số axit uric tăng cao, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
Những món ăn sáng khiến chỉ số axit uric tăng cao
Ăn bữa sáng nhiều chất béo
Nên hạn chế ăn bữa ăn sáng chứa nhiều chất béo bởi các loại thực phẩm này khiến chỉ số axit uric tăng cao. Các loại thực phẩm như xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội,.. khiến cholesterol trong cơ thể tăng cao, đồng thời cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa axit uric. Chất béo sẽ làm chậm quá trình đào thải axit uric, khiến axit uric đáng lẽ phải được đào thải thuận lợi lại bị “tắc nghẽn” trong máu. Do vậy, đối với những người có lượng axit uric tăng cao nên tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo để giảm gánh nặng cho thận.
Uống đồ uống có đường vào bữa sáng
Nhiều người thường thích uống một cốc cà phê có nhiều đường, trà sữa, nước ép trái cây vào buổi sáng. Nhưng đối với những người nếu duy trì thói quen ăn sáng như này sẽ khiến cho chỉ số axit uric ngày càng tăng cao. Việc uống đồ uống có nhiều đường vào buổi sáng có thể gây kháng insulin trong cơ thể, gián tiếp dẫn đến giảm bài tiết axit uric. Để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh axit uric tăng cao nên tránh xa các loại đồ uống chứa nhiều đường, thay vào đó nên uống nước ấm, nước chanh, trà không đường,…
Thực phẩm từ carb tinh chế
Những người bị tăng axit uric, bệnh gout nên tránh ăn các thực phẩm từ carbs tinh chế như bánh mì trắng, bánh quy, bánh ngọt,… vào buổi sáng vì có thể khiến lượng đường và axit uric trong máu tăng cao, không có lợi cho sức khỏe, hệ tiêu hóa, hệ vi sinh đường ruột,…
Nội tạng động vật
Nhiều người vào buổi sáng thường thích ăn các món ăn sáng từ nội tạng động vật như cháo lòng, lòng lợn, mỳ lòng,… nhưng khi ăn có thể khiến cho nồng độ axit uric trong máu tăng cao, gây ảnh hưởng sức khỏe, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh gout, thừa cân, béo phì,…
Những món ăn sáng tốt cho sức khỏe
Ngũ cốc nguyên hạt
Những người có chỉ số axit uric ao nên ăn sáng bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, mì ống nguyên hạt, kiều mạch, ngô, gạo lứt… Bởi chúng chứa nhiều chất xơ, thiamin (B1) và folate (B9), vitamin B, khoáng chất, chất béo và protein, axit phytic, lignan, axit ferulic, olyphenol, stanol và sterol, các hợp chất lưu huỳnh,… nên có tác dụng ổn định lượng đường trong máu và axit uric, giữ chúng ở trạng thái ổn định, tốt cho hệ tiêu hóa, hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa táo bón, chướng bụng, đầy hơi,…
Rau, trái cây
Nên ăn các loại trái cây như chuối, táo, dâu tây, ổi, bơ, trái cây có múi, bina, cà rốt,… bởi sẽ giúp cung cấp nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa nên giúp ích cho việc bài tiết axit uric
Sữa ít béo
Người bị axit uric cao có thể chọn các loại sữa ít béo trong bữa sáng. Bởi protein trong các sản phẩm từ sữa có thể giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên, duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Trứng
Trứng giàu protein, các loại vitamin B, choline, biotin và axit folic, omega-3 nên sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi chế biến trứng nên ăn các món trứng hấp, trứng luộc, hạn chế ăn trứng chiên nhiều dầu.
Protein chất lượng cao
Protein chất lượng cao có ít purin hơn, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Do đó, nếu chúng ta ăn một số protein chất lượng cao ở mức độ vừa phải có thể làm giảm nồng độ axit uric, cải thiện chức năng trao đổi chất của cơ thể.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Người bệnh gout tập thể dục như thế nào cho hợp lý?
Bí kíp giảm đau hiệu quả cho bệnh nhân gout không phải ai cũng biết
Những bài thuốc trị bệnh hay từ củ bình vôi
Những thói quen tốt giúp ngừa gan nhiễm mỡ hiệu quả
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.