Theo thống kê của WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 30-50 triệu người mắc bệnh ho gà. Tuy nhiên, ho gà lại là một căn bệnh có thể phòng tránh.
Tìm hiểu về bệnh ho gà
Ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp qua các giọt nhỏ nước bọt chứa trực khuẩn ho gà.
Ho gà có thể làm người bệnh suy yếu và dễ bị biến chứng như thiếu dinh dưỡng, viêm phổi, viêm não, tăng áp phổi, nhiễm trùng cơ hội…
Ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường hô hấp
Triệu chứng
+ Thời gian đầu mắc bệnh, trẻ có những cơn ho nhẹ.
+ Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn ho gà là 7-10 ngày, sau đó trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, chảy nước mũi.
+ Khi hít thở sẽ có những tiếng rít như tiếng rít cổ ở gà.
+ Ho kéo dài dẫn tới nôn ọe, không ăn được, mệt mỏi, chảy nước mắt nước mũi, ho tím tái người, lâu dần gây suy hô hấp (khibệnh không được phát hiện và điều trị sớm)…
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính gây bệnh ho gà là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp trên, sau đó khu trú và phát triển ở lông mao biểu mô trụ của đường thanh quản, khí quản. Ởđó vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố Pertussis toxin, đây là loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh.
Vi khuẩn Bordetella pertussis gây bệnh ho gà
Ngoài ra, thời tiết mùa đông – xuân thường ẩm ướt, không nóng cũng không lạnh chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn Bordetella pertussis sinh sôi và phát triển nhanh chóng.
Phương pháp phòng tránh bệnh ho gà
+ Tiêm phòng vắc xincho trẻ.
+ Các gia đình phải tiêm đủ 3 mũi tiêm cho trẻ theo chương trình tiêm chủng. Mũi đầu tiên tiêm chủng khi trẻ 2 tháng tuổi, mũi hai khi bé đủ 3 tháng tuổi và mũi 3 khi bé đủ 4 tháng tuổi…
+ Khi trẻ bị ho gà, cần cách ly trẻ với những trẻ khác (kể cả trẻ đã được tiêm phòng) và đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị ngay.
Tiêm vắc xin để phòng bệnh ho gà cho trẻ
+ Ngoài ra, để phòng các bệnh hô hấp cho trẻ, nên tránh cho trẻ tiếp xúc với những đối tượng nghi ngờ mắc bệnh. Khi chăm sóc, tiếp xúc gần với trẻ người lớn cần thường xuyên rửa tay xà phòng, vệ sinh răng miệng, mũi họng để phòng nguy cơ lây truyền bệnh hô hấp cho trẻ…
Như vậy
Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh có thể phát triển ở bất cứ quốc gia nào. Trước khi có vắc xin, bệnh ho gà rất phổ biến. Năm 1970, vắc xin phòng bệnh ho gà ra đời đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ho gà trên thế giới xuống từ 100 đến 150 lần.
Tuy nhiên, hiện nay với tư tưởng chủ quan, sức miễn dịch của vắc xin suy giảm, phần khác do e ngại xảy ra biến chứng sau tiêm nên tỷ lệ bệnh nhi mắc ho gà có xu hướng tăng nhẹ ngay tại những nước phát triển như Anh, Thụy Điển…
Vì vậy, để đề phòng dịch bệnh ho gà có thể bùng phát trở lại, gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần đưa con đi tiêm vắc xin theo đúng lịch tiêm chủng đã đề ra. Đặc biệt, khi thấy con có biểu hiện ho gà thì cho trẻ uống thuốc theo đúng phác đồ chỉ dẫn của bác sỹ và cách ly với trẻ khác để phòng tránh dịch bệnh lan rộng…
Chưa có bình luận.