Thứ Ba, 17/10/2017 | 13:43

Trẻ khó chịu gì mà quấy khóc đêm dai dẳng

Tình trạng trẻ đang ngủ tự nhiên giật mình, quấy khóc dai dẳng mà không thể dỗ dành được rất phổ biến. Theo các chuyên gia, đây là một trong những nguyên nhân gây ức chế hô hấp, dẫn đến ngừng thở và làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon giấc, hay giật mình và quấy khóc đêm

Nhiều bậc cha mẹ mất ăn mất ngủ vì lo lắng khi con ngủ không ngon giấc, đêm nào cũng tỉnh dậy khóc 4-5 lần và rất khó dỗ cho con ngủ tiếp. Trẻ quấy khóc đêm đa số không xác định được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, tình trạng trẻ quấy khóc đêm có thể liên quan đến các nguyên nhân sau:

• Phòng ở quá bí hoặc ẩm thấp

• Trẻ đói: Trẻ dưới 1 tuổi thường hay thức dậy vào ban đêm để bú. Do đó, nếu cho trẻ bú đủ sữa trẻ sẽ ngủ tiếp.

• Trẻ mọc răng gây ngứa, sốt.

• Nguyên nhân tiêu hóa: đầy bụng, chướng hơi khiến trẻ khó chịu và quấy khóc.

• Nguyên nhân thần kinh: trẻ nhỏ thường dễ bị tác động bởi tiếng ồn, ánh sáng… khiến bé bị căng thẳng thần kinh, ngủ không sâu giấc và hay giật mình quấy khóc đêm.

Quấy khóc đêm kéo dài – nguyên nhân hàng đầu tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ

Không ít phụ huynh cho rằng, hiện tượng trẻ giật mình quấy khóc liên tục khi ngủ là bình thường và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng về giấc ngủ của trẻ nhỏ, các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe Nhi khoa cho rằng, việc trẻ quấy khóc đêm liên tục sẽ khiến trẻ chậm lớn, dễ mắc các chứng rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ. Đặc biệt, đây là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ. Do đó, phụ huynh cần nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này.

Trẻ hay vặn mình, quấy khóc có thể dẫn đến nguy cơ đột tử khi ngủ

Theo TS Margot Sunderland – Giám đốc trung tâm giáo dục và đào tạo sức khỏe trẻ em tại London: “Bộ não của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương bởi trong năm đầu tiên kể từ khi bé chào đời, não bộ chưa hoàn thiện. Lúc này, sự phát triển của bộ não cực kỳ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây kích thích. Những trẻ khi ngủ hay giật mình và khóc thét giữa đêm thường có khả năng học hỏi và xử lý tình huống kém hơn những bé ngủ ngoan trong giai đoạn đầu đời.”

“Không chỉ vậy, việc trẻ ngủ hay giật mình quấy khóc còn khiến: hormone tăng trưởng bị sụt giảm đột ngột khiến trẻ chậm tăng cân, hệ thống miễn dịch và tiêu hóa bị ức chế khiến trẻ dễ bị ốm và mắc các bệnh nhiễm trùng, nhịp tim nhanh, huyết áp cao và có thể có những cơn ngưng thở ngắn. Nếu khoảng thời gian ngưng thở quá lâu giữa 2 lần hít vào (quá 15 giây) làm suy yếu hoạt động của tim và có thể có nguy cơ trẻ bị đột tử nếu phụ huynh không chú ý và phát hiện kịp thời”.

Việc trẻ nhỏ khóc liên tục, vặn mình và nằm sấp khi ngủ có thể gây ức chế hô hấp, ngưng thở và có nguy cơ gây đột tử ở trẻ nhỏ. Khi trẻ ngủ ngon giấc tự nhiên sẽ khiến toàn bộ cơ quan trong cơ thể phát triển toàn diện, đảm bảo sức khỏe của bé trong suốt những năm đầu đời. Vì vậy, chất lượng giấc ngủ là yếu tố tối quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Mặc dù việc trẻ ngủ hay trằn trọc, vặn mình và quấy khóc là phổ biến nhưng phụ huynh cũng không nên quá lo lắng vì tình trạng này hoàn toàn có thể cải thiện được.

Giải pháp giúp trẻ ngủ ngon, hết khóc đêm và giảm nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ

Theo ý kiến của các chuyên gia Nhi khoa, hiện tượng trẻ quấy khóc đêm hoàn toàn có thể cải thiện được bằng một số biện pháp sau:

• Giữ phòng ở nhiệt độ thoải mái để em bé có thể ngủ trong bộ quần áo ở nhà mà không cần phải đắp chăn.

• Cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Sữa mẹ ban đêm có chứa tryptophan (một loại acid amin giúp điều hòa giấc ngủ) nên việc cho bé bú sữa mẹ có thể giúp bé ngủ ngon hơn và làm giảm nguy cơ đột tử xuống đến 50 lần.

• Cho bé ngậm núm vú giả lúc ngủ trưa và tối có thể giúp bé ngủ ngon giấc, ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook