Hóc đường thở rất nguy hiểm. Có trường hợp đứa trẻ tử vong ngay tức khắc vì dị vật mắc ở thanh quản, làm tắc khí quản. Do đó việc phòng tránh tai nạn hóc đường thở cho trẻ nhỏ là trách nhiệm của người lớn.
Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: hóc đường thở, ở tuổi hiếu động, vui bạn bè, các em vừa ăn vừa cười đùa, vô ý bị sặc, thức ăn lọt xuống đường hô hấp.
Tai nạn thường xảy ra rất đột ngột. Em bé đang khỏe mạnh bình thường, trong khi ăn (hoặc đang ngậm kẹo hay một đồ chơi nhỏ trong miệng) bỗng nhiên bị hóc và ho sặc sụa, khó thở, vật vã, không nói được, vã mồ hôi, có khi tím tái.
Hóc đường thở rất nguy hiểm. Có trường hợp đứa trẻ tử vong ngay tức khắc, vì dị vật mắc ở thanh quản, làm tắc khí quản. Nếu dị vật nhỏ hơn, chưa bít chặt rnà chí mắc vào thanh quản cũng làm xước và nhiễm khuẩn, làm thanh quản sưng to, trẻ khó thở mỗi lúc một tăng. Nếu không được xử lí kịp thời, đứa trẻ cũng bị chết vì nghẹt thở.
Những trường hợp dị vật lọt qua thanh quản rơi xuống phế quản cũng rất nguy hiểm, có thể gây biến chứng ngạt thở, nhiễm khuẫn, viêm phế quán – phổi, áp xe phổi, v.v… đe doạ nghiêm trọng sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Khi em nhỏ bị hóc, ta có thể dốc ngược em xuống, móc họng cho dị vật trôi ra, hoặc gây một phản xạ để em ho, khóc bật dị vật ra. Sơ cứu xong phải cấp tốc gửi bệnh nhân tới một cơ sở phẫu thuật gần nhất, để nếu cần sẽ mở khí quản giải quyết khó thở cho người bệnh, rồi gửi đi khoa Tai – Mũi – Họng soi gắp dị vật.
Ở đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng ống soi thanh quản, hoặc phế quản để tìm gắp dị vật. Sau đó còn phải điều trị chống nhiễm khuẩn và theo dõi trẻ ở bệnh viện vài ngày đề phòng biến chứng.
Phòng tránh tai nạn hóc đường thở cho trẻ em
Hóc đường thở nguy hiểm và xử lý phức tạp như vậy nên cần chú ý phòng ngừa:
– Khi bón bột, bón cơm không để ngả đẩu trẻ về phía sau, hoặc vừa ăn vừa đùa nghịch làm thức ăn lọt vào đường thở.
– Thức ăn chế biến cho trẻ không được lẫn xương, lẫn hạt, lẫn các vẩy cá, bã cua…
– Khi ăn, tập cho trẻ thói quen ăn chậm, nhai kỹ.
Yhocvn.net (Theo Unicef)
Chưa có bình luận.