Thứ Ba, 26/09/2023 | 15:23

Phân biệt bệnh thủy đậu và đậu mùa

Bệnh thủy đậu do virus varicella gây ra, khiến người bệnh nổi mụn nước trên khắp cơ thể (đóng vảy sau vài ngày) cùng với các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn. Tình trạng này thường kéo dài khoảng 5 đến 7 ngày.

Bệnh đậu mùa do virus (variola) khiến người bệnh phát ban, nổi mụn nước và sốt, giống như thủy đậu. Thủy đậu thường nhẹ, trong khi đậu mùa dễ dẫn đến tử vong.

Hai căn bệnh này có một số điểm tương đồng khiến chúng ta nhầm lẫn. Cả hai căn bệnh đều gây ra những tổn thương trên da như xuất hiện các nốt phát ban và mụn nước. Bệnh có khả năng lây lan trực tiếp qua đường hô hấp hoặc lây gián tiếp qua các đồ vật không khí nhiễm bẩn mủ, vảy, dịch tiết người lành hít phải cũng có khi do da bị xây xước mà người lành bị nhiễm bệnh, nguy cơ thành dịch cao trong cộng đồng.

Trong khi đậu mùa gần như bị tuyệt chủng hoàn toàn nhờ có vaccine đậu mùa thì thủy đậu vẫn còn rất phổ biến và có nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở trẻ em. Trên thế giới có khoảng 4 triệu người bị bệnh mỗi năm, trong đó hơn 10.000 bệnh nhân phải nhập viện điều trị.

Phân biệt bệnh thủy đậu và đậu mùa
Phân biệt bệnh thủy đậu và đậu mùa

Phân biệt bệnh thủy đậu và bệnh đậu mùa

Bệnh đậu mùa đã tồn tại ít nhất 3.000 năm và là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất thế giới. Vào thế kỷ 18 ở châu, 400.000 người chết hàng năm vì bệnh đậu mùa và 1/3 số người sống sót bị mù. Tỷ lệ tử vong dao động từ 20% đến 60% và hầu hết những người sống sót đều bị sẹo làm biến dạng. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thậm chí còn cao hơn, đạt gần 80% ở Luân Đôn và 98% ở Berlin vào cuối những năm 1800. Trong thế kỷ 20, căn bệnh này đã giết chết khoảng 300 triệu người trên toàn cầu. Bệnh đậu mùa dễ gây thành dịch lớn, tỷ lệ tử vong cao nên được xếp vào nhóm “bệnh tối nguy hiểm”. Đậu mùa được coi là một trong những căn bệnh kinh khủng và tàn khốc nhất mọi thời đại. Bệnh đậu mùa tồn tại hàng ngàn năm, giết chết hàng triệu người và gây tử vong trong 30% trường hợp nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, đậu mùa đã được loại trừ thành công nhờ chương trình tiêm chủng toàn cầu hợp tác do Tổ chức Y tế Thế giới đứng đầu, Trường hợp tự nhiên cuối cùng được biết đến là ở Somalia vào năm 1977. Kể từ đó, các trường hợp duy nhất được biết là do một tai nạn trong phòng thí nghiệm vào năm 1978 tại Birmingham, Anh khiến một người tử vong và gây ra dịch bệnh hạn chế. Bệnh đậu mùa được chính thức tuyên bố diệt trừ vào năm 1979 vì tỷ lệ mắc bệnh đậu mùa hiện nay gần như bằng 0.

Trong khi đó thủy đậu vẫn đang hiện hữu và là gánh nặng bệnh tật cho hàng triệu người trên toàn thế giới. Theo thống kê thủy đậu gây bệnh cho 4 triệu người bị bệnh mỗi năm, trong đó hơn 10.000 bệnh nhân phải nhập viện điều trị. Tại Việt Nam, năm 2017 hơn 40.000 người bị thủy đậu trong đó có nhiều trường hợp biến chứng nặng như nhiễm khuẩn huyết, suy gan, suy đa tạng vì tự chữa trị tại nhà, em bé bị thủy đậu sơ sinh vì lây nhiễm từ người mẹ bị thủy đậu trong lúc mang thai.

Phân biệt bệnh thủy đậu và bệnh đậu mùa

Nét đặc trưngĐậu mùaThủy đậu
Tác nhân gây bệnhVirus variola (VARV), thuộc chi Orthopoxvirus gây ra, ở ngoài môi trường thời tiết khô hanh virus này sống được rất lâu ở nhiệt độ từ 4-200C có thể sống được từ 3 đến 17 thángSiêu vi varicella zoster thuộc họ Herpesviridae gây ra. Virus sống được vài ngày trong vảy thủy đậu tung vào không khí. Virus này dễ bị chết bởi các thuốc sát khuẩn thường dùng
Thời gian ủ bệnh7-14 ngày14-21 ngày  
Mức độ nghiêm trọngBệnh gây tỷ lệ tử vong cao hơn so với thủy đậu. Tuy nhiên đã được loại trừ nhờ vắc xin.Bệnh có tỷ lệ tử vong ít hơn so với đậu mùa. Lưu hành ở mọi nơi trên toàn thế giới. Hầu như mọi người đều bị nhiễm virus thủy đậu. Ở những vùng khí hậu ôn hòa, ít nhất 90% trẻ dưới 15 tuổi bị mắc thủy đậu và ít nhất 95% người lớn bị mắc bệnh. Bệnh thường gặp vào mùa đông và đầu xuân. Ở những nước nhiệt đới, người lớn hay bị mắc bệnh nhiều hơn.
Triệu chứngCác triệu chứng của bệnh bắt đầu với sốt cao, đau đầu và toàn thân, và đôi khi ói mửa.Các triệu chứng ban đầu gồm có đột nhiên bị sốt nhẹ, cảm thấy mệt mỏi và yếu trong người.
Phát banBan xuất hiện đầu tiên ở cổ họng hoặc miệng, sau đó lan lên mặt và cánh tay. Phát ban lan và tiến triển thành những nốt sưng gồ khỏi mặt da và bóng nước chứa đầy mủ sau đó thành mày và vảy cứng rồi tróc đi sau khoảng 3 tuần, để lại sẹo lõm. Vết ban đậu mùa xuất hiện trên khắp cơ thể cùng một lúc (chủ yếu ở mặt, cánh tay và chân, đôi khi cả lòng bàn tay và lòng bàn chân).Sảy ngứa với mụn nước nhỏ bắt đầu xuất hiện trên đầu, rồi từ từ xuất hiện trên bụng, ngực hoặc lưng và cuối cùng lan ra cánh tay và cẳng chân. Mụn nước xuất hiện từng nhóm nhỏ (gọi là cụm) trong nhiều ngày. Những mụn nước này từ từ khô lại, đóng vảy và làm thành mày ghẻ. Thường trên ngực và sau lưng có nhiều mụn nước hơn là trên mặt, cánh tay hay dưới chân.
Biến chứngNhiễm trùng, gây lở loét Gây viêm não, viêm màng não (xuất hiện sau 1 tuần mọc mụn nước) Viêm phổi Gây viêm thận, viêm cầu thận Mù lòaViêm màng não Xuất huyết Nhiễm trùng huyết Nhiễm trùng nốt rạ Viêm mô tế bào Viêm gan Viêm phổi…
   

Việc xóa bỏ được bệnh đậu mùa được xem là thành tựu vĩ đại của y học và tầm quan trọng của vắc xin với cuộc sống con người. Thủy đậu mặc dù vẫn đang hiện hữu nhưng vắc xin thủy đậu đang làm rất tốt việc phòng bệnh cho con người.

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC cho biết: “Dù được xem là một bệnh lành tính với tỷ lệ tử vong nhỏ nhưng thủy đậu cũng là mối đe dọa nghiêm trọng với nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng này có thể hiếm xảy ra nhưng bệnh thủy đậu có thể làm cho da bị nhiễm trùng trầm trọng, để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ. Hoặc nặng hơn là dẫn đến bệnh viêm màng phổi và tổn thương não bộ. Biến chứng nghiêm trọng thường xảy ra với các em bé sơ sinh, phụ nữ mang thai, những người có hệ miễn dịch yếu, người có bệnh lý mãn tính.”

Với những trường hợp đã mắc thủy đậu, siêu vi gây bệnh sẽ sống trong cơ thể suốt đời. Nhiều năm sau khi mắc bệnh, siêu vi này có thể làm gây ra một căn bệnh khác gọi là bệnh giời leo. Bệnh giời leo (còn gọi là bệnh herpes zoster) là một chứng nổi sảy trên da rất đau do siêu vi varicella zoster (cùng loại siêu vi gây bệnh thủy đậu) gây ra. Tiếp xúc trực tiếp với sảy của người bị bệnh giời leo có thể làm cho người chưa từng bị bệnh thủy đậu hoặc chưa chủng ngừa đúng bị bệnh thủy đậu.

Có thể phòng ngừa bệnh thủy đậu bằng cách nào?

“Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu hữu hiệu nhất là tiêm phòng. Bất cứ người nào chưa từng bị bệnh thủy đậu hay chưa được chủng ngừa đều có thể mắc bệnh. Bệnh xảy ra thường nhất nơi trẻ em dưới 15 tuổi.  Em bé dưới 12 tháng còn quá nhỏ để chủng ngừa nên rất dễ mắc bệnh. Vì thế người lớn cần có ý thức chủng ngừa đầy đủ để bảo vệ bản thân và cả em bé nhỏ khi chưa đến độ tuổi tiêm ngừa.” Bác sĩ Chính cho biết thêm.

Tiêm phòng đặc biệt quan trọng cho những phụ nữ dự định có con (ít nhất là 1 tháng trước khi mang thai hoặc sau khi sinh). Phụ nữ mắc bệnh thủy đậu trong lúc đang mang thai thường dễ bị nhiều biến chứng trầm trọng hơn những người lớn khác. Trong một số trường hợp, bệnh thủy đậu có thể truyền sang cho em bé sơ sinh. Phụ nữ đang mang thai chưa từng bị bệnh thủy đậu và bị tiếp xúc với người bệnh phải gặp bác sĩ ngay lập tức.

Chủng ngừa trước khi phải tiếp xúc với bệnh thủy đậu là cách phòng ngừa tốt nhất. Đặc biệt, chủng ngừa trong vòng 3 đến 5 ngày sau khi tiếp xúc với bệnh thủy đậu cũng giúp bảo vệ được phần nào cho bản thân không mắc bệnh.

Lịch tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ

Đối với vắc xin phòng bệnh thủy đậu Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc)

Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi tiêm vắc xin 2 mũi:

Mũi 1: Là mũi đầu tiên

Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 khoảng cách là 3 tháng hoặc khuyến cáo mũi 2 khi trẻ 4-6 tuổi

Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên, người lớn: Tiêm vắc xin 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Đối với vắc xin Varilrix (Bỉ)

Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi có lịch tiêm 2 mũi:

Mũi 1: Là lần tiêm đầu tiên.

Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất là 3 tháng.

Đối với trẻ em từ 13 tuổi và người lớn, có lịch tiêm 2 mũi như sau:

Mũi 1: là mũi tiêm đầu tiên.

Mũi 2: sau mũi 1 ít nhất 1 tháng (không được phép tiêm trước 4 tuần, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào).

Lưu ý khi tiêm vắc-xin thủy đậu

Không tiêm vắc xin thủy đậu cho bé bị dị ứng với vắc xin hoặc bất kỳ thành phần nào của vắc xin, bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư, nhiễm HIV, có bất thường về máu, đang hóa trị liệu,… Khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin thủy đậu, phụ huynh nên nói rõ cho cán bộ tiêm chủng về tiền sử dị ứng và các bệnh của con mình.

Hoãn tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ đang bị sốt cao, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, viêm da có mủ, mắc bệnh mãn tính đang tiến triển (lao phổi, viêm thận,…) hoặc trẻ mới khỏi bệnh nặng, đang trong thời kỳ hồi phục sức khỏe.

Không sử dụng vắc xin thủy đậu cho các đối tượng đang bị suy dinh dưỡng, bị bệnh tim mạch cấp, rối loạn chức năng gan thận, có tiền sử co giật, có thai hoặc 2 tháng trước khi dự định có thai, đã tiêm phòng các vắc xin sống khác (vắc xin sởi, bại liệt, rubella, quai bị,…) trong vòng 1 tháng gần đây.

Bạn có thể bị bệnh thủy đậu nhiều lần không?

Có, nhưng trường hợp này rất hiếm xảy ra. Sau khi bị bệnh thủy đậu, người ta thường được miễn nhiễm suốt đời và hầu hết mọi người không bị bệnh lần nào nữa.

Chủng ngừa bệnh thủy đậu có an toàn không?

Có, vắc xin này an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, cũng như bất cứ thuốc nào, vắc xin cũng có khả năng gây ra những vấn đề như nóng sốt, nổi sảy nhẹ, nơi chích bị đau trong một thời gian ngắn và những phản ứng dị ứng thuốc. Những vấn đề trầm trọng hơn thế rất hiếm xảy ra. Khoảng 70 – 90% người được chủng ngừa sẽ được bảo vệ không mắc bệnh. Nếu những người đã được chủng ngừa có thể mắc bệnh, thường chỉ bị bệnh rất nhẹ.

Vắc xin phòng bệnh thủy đậu nên tiêm 2 mũi. Các chuyên gia cho biết, trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi, được tiêm 1 liều thủy đậu thì sự bảo vệ cho bé trước bệnh thủy đậu chỉ đạt 94%, đặc biệt đối với bé càng nhỏ thì nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sẽ cao hơn nếu chỉ tiêm 1 liều. Do vậy, các tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo bé ở độ tuổi này nên được tiêm 2 liều vắc xin Varivax (2 mũi cách nhau ít nhất là 3 tháng) để bé có khả năng phòng bệnh thủy đậu tăng lên 98%.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Bệnh thủy đậu: các giai đoạn, triệu chứng, biến chứng, phòng ngừa

+ Phân biệt bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu theo BYT

+ Dấu hiệu nhận biết sớm nhất bệnh thủy đậu

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook